Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ đúng cách
Sơ cứu đột quỵ là một bước cực kỳ quan trọng giúp cứu sống người bị đột quỵ trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sơ cứu đột quỵ đúng cách và thực hiện được. Sau đây European Wellness sẽ hướng dẫn bạn các bước sơ cứu khi gặp người bị đột quỵ mà ai cũng nên biết, hãy cùng lưu lại ngay nhé.
Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm xảy ra một cách đột ngột và thường ít có dấu hiệu cảnh báo trước. Theo WHO, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới với tỷ lệ cứ 40 giây sẽ có một người bị đột quỵ. Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, và trong số đó có hơn 50% bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
Số còn lại dù được cấp cứu trong khoảng thời gian vàng nhưng đa số đều sẽ để lại những di chứng sau tai biến. Nặng nề nhất trong số những người sống sót sau đột quỵ thường gặp tình trạng khuyết tật não, suy giảm nhận thức, tàn phế, nằm liệt giường, mất khả năng ngôn ngữ và chỉ có khoảng 25% trường hợp có thể độc lập đi lại.
Điều nguy hiểm nhất của đột quỵ đó là xảy ra bất ngờ trong thời gian cực ngắn, điều này khiến cho đa số người bệnh cũng như người xung quanh chưa kịp phản ứng và xử lý ngay. Chỉ trong vài phút ngắn ngủi các tế bào não đã dần chết đi và khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất kiểm soát hệ thống thần kinh trung ương.
Nếu không kịp thời đưa người bệnh đi cấp cứu trong vòng 3-6 giờ đầu từ khi có dấu hiệu đột quỵ thì nguy cơ tử vong và tàn phế nặng nề là rất cao. Chính vì lý do này các bác sĩ đều khuyên mỗi người chúng ta nên tự biết cách nhận ra các dấu hiệu sớm của đột quỵ cũng như cách sơ cứu đột quỵ đúng cách để bảo vệ bản thân và người xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ cần sơ cứu ngay
Bước đầu tiên để phòng tránh những tác hại của đột quỵ đó chính là nhận biết các dấu hiệu khi xảy ra đột quỵ. Dựa trên các dấu hiệu đó, chúng ta có thể nhanh chóng xác định được tình hình và có phương án cứu sống người bệnh kịp thời. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà chúng ta không nên xem nhẹ:
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đột ngột với thời gian dài
- Chóng mặt, mất thăng bằng, có cảm giác buồn nôn
- Giảm thị lực, mắt nhìn mờ, tầm nhìn kém, đôi khi có xuất hiện bóng đen hay điểm mù
- Một bên chi tê yếu, khó cử động hoặc mất cảm giác tay, chân, mặt
- Khuôn mặt mất cân đối, lệch mặt, cười méo sang một bên như chảy xệ
- Khó nói, khó diễn đạt thành từ ngữ, nói lắp, nói dính chữ, nói ngọng
- Mất trí nhớ tạm thời, lẫn lộn trong ghi nhớ thông tin và sự kiện
Nếu bản thân hay người xung quanh gặp những dấu hiệu kể trên, đừng chần chừ mà hãy thực hiện ngay những cách sơ cứu đột quỵ đúng cách theo hướng dẫn. Thực hiện càng sớm càng giúp cho tỷ lệ cứu sống bệnh nhân thành công càng cao.
Cách sơ cứu đột quỵ đúng cách
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc nhận biết người bị đột quỵ và có cách sơ cứu đột quỵ đúng cách là vô cùng quan trọng. Đầu tiên, khi gặp người có biểu hiện nghi ngờ là đột quỵ, bạn hãy áp dụng quy tắc FAST để xác định nhanh xem họ có thực sự đang bị đột quỵ hay không:
- F – Face (Khuôn mặt): Nếu khuôn mặt không cân xứng, một bên mặt bị lệch, liệt mặt hoặc khi cười bị méo.
- A – Arm (Tay): Yêu cầu người đó nhấc cả hai cánh tay qua đầu cùng lúc, so sánh xem họ có thực hiện được không. Nếu cử động khó khăn, yếu chi thì có thể đó là đột quỵ.
- S – Speech (Nói): Yêu cầu người đó nhắc lại theo câu nói đơn giản, nếu họ không nói lại được thì chứng tỏ họ có dấu hiệu đột quỵ.
- T – Time (Thời gian): Sau khi kiểm tra và thấy họ có các triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu số 115 để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Trong thời gian chờ xe cấp cứu tới, bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu tại nhà đơn giản để hỗ trợ bệnh nhân, bao gồm:
- Cho người bệnh nằm nghiêng sang một bên, nâng chân lên cao hơn đầu.
- Nới lỏng quần áo bệnh nhân như cà vạt, thắt lưng, cổ áo để người bệnh dễ thở hơn.
- Nếu người bệnh chảy đờm dãi, hãy dùng khăn sạch quấn vào ngón tay và lấy sạch đờm trong miệng người bệnh.
- Nếu bệnh nhân ngừng tim hãy thực hiện phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu bạn biết kỹ thuật.
- Không cho bệnh nhân uống thuốc hay ăn bất cứ thứ gì vào lúc này.
- Không cạo gió, xoa dầu, dùng kim chích đầu ngón tay của người bệnh.
- Thu thập các thông tin cần thiết như tên, tuổi, tiền sử bệnh lý, các triệu chứng đã xuất hiện… để cung cấp cho nhân viên y tế khi xe cấp cứu tới.
Phòng tránh đột quỵ bằng cách nào?
Vì những nguy hiểm mà đột quỵ gây ra nên các chuyên gia khuyến cáo ngay từ sớm hãy bảo vệ bản thân bằng cách phòng ngừa đột quỵ. Trên thực tế 80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được nếu chúng ta biết cách thực hiện phòng tránh ngay từ sớm. Các cách phòng tránh bao gồm:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Đảm bảo cân đối dinh dưỡng, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. Chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày, lựa chọn thực phẩm lành mạnh từ rau củ quả, cá tươi, thịt tươi. Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.
- Tập thể dục thể thao: Giúp hạn chế tình trạng thừa cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng mệt mỏi rất hiệu quả.
- Điều trị bệnh mạn tính: Các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, béo phì, bệnh tim mạch… đều là những yếu tố nguy cơ cần kiểm soát kỹ càng để hạn chế tình trạng đột quỵ có thể xảy ra.
- Bỏ thuốc lá, rượu bia: Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên sử dụng chất kích thích có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người không có thói quen này.
- Tầm soát sức khỏe định kỳ: Thực tế có những vấn đề mà chỉ khi đi khám mới phát hiện được như tình trạng phình động mạch chủ, tắc nghẽn mạch máu, huyết khối tĩnh mạch, máu nhiễm mỡ, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đái tháo đường…
Các bác sĩ cũng khuyên mỗi người nên tầm soát sức khỏe 1-2 lần mỗi năm để kịp thời phát hiện sớm các vấn đề đang tiềm ẩn có thể là nguy cơ gây nên đột quỵ. Từ đó có biện pháp kiểm soát yếu tố nguy cơ hiệu quả cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Địa chỉ tầm soát đột quỵ uy tín TpHCM
Hiện nay tại TpHCM, European Wellness đang triển khai chương trình tầm soát đột quỵ chuyên sâu theo tiêu chuẩn châu Âu bao gồm nhiều hạng mục thăm khám chi tiết. Đem đến những lợi ích thiết thực cho khách hàng mong muốn phòng ngừa đột quỵ:
- Dự đoán những nguy cơ tiềm ẩn: Nhờ công nghệ y sinh chẩn đoản hiện đại, có khả năng truy vết chính xác tới từng tế bào để dự đoán các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ đang tiềm ẩn trong cơ thể.
- Có biện pháp can thiệp từ sớm: Xây dựng phác đồ cải thiện yếu tố nguy cơ phù hợp với từng tình trạng, nhanh chóng khắc phục và ngăn chặn nguy hiểm từ đột quỵ.
- Tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa: Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao tại EWH sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn 1:1 và đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình.
Với hệ thống trang thiết bị tầm soát tiên tiến, cơ sở vật chất khang trang cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao dày dặn kinh nghiệm. Quá trình khám tầm soát đột quỵ sẽ đảm bảo cho kết quả nhanh chóng, chính xác và chi tiết nhất. Đặc biệt, mỗi khách hàng sẽ được tư vấn và nhận những lời khuyên bổ ích từ các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Để giúp khách hàng có cái nhìn chi tiết trước khi đến European Wellness, dưới đây là các thông tin trong gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ:
STT | Danh Mục | Diễn giải |
I. KHÁM TỔNG QUÁT | ||
1 | Khám nội thần kinh | · Đo chỉ số cơ bản: huyết áp, nhịp tim, BMI,… · Kiểm tra tổng quát của bệnh nhân, hỏi về các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, yếu liệt chi, co giật, hoặc thay đổi cảm giác. · Khám thần kinh, tim mạch, phổi,… |
II: XÉT NGHIỆM MÁU | ||
2 | Tổng phân tích tế bào máu | Đánh giá các thành phần của máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để giúp phát hiện các bệnh lý về máu. |
3 | Định lượng Glucose | Đo lượng đường trong máu và khả năng chuyển hoá cơ thể |
4 | Định lượng Ure | Đánh giá chức năng thận |
5 | Định lượng Creatinin | |
6 | Đo hoạt độ AST | Đánh giá chức năng gan |
7 | Đo hoạt độ ALT | |
8 | Định lượng Cholesterol | Đánh giá tình trạng mỡ máu |
9 | Định lượng Triglycerid | |
10 | Định lượng HDL-C | |
11 | Định lượng LDL-C | |
12 | Định lượng Fibrinogen | Đánh giá các yếu tố đông máu |
13 | Nhóm máu ABO | Xác định nhóm máu ABO |
III. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH | ||
14 | Điện tim thường | Phát hiện các bất thường về rối loạn dẫn truyền của tim và tình trạng thiếu máu cơ tim |
15 | Chụp X-quang ngực thẳng | Phát hiện các bất thường ở phổi, động mạch chủ và tim |
16 | Chụp cắt lớp vi tính sọ não | Phát hiện các bất thường ở mạch máu não và nhu mô não: tắc mạch, khối u,… |
17 | Darkfield – Soi máu sống cấp độ tế bào | Quan sát các tế bào máu giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý
|
18 | Quét sóng lượng tử đa chiều ADN | Đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện, phát hiện sớm vấn đề ở não bộ |
Sau những hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ đúng cách nêu trên, hy vọng bạn và người thân đã nắm được trình tự và cách sơ cứu cơ bản để kịp thời cứu nguy trong tình huống khẩn cấp. Nếu đang có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hay thắc mắc về tình trạng bệnh lý, hãy liên hệ ngay với European Wellness để được tư vấn kịp thời nhé.