Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch trong thời điểm giao mùa
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Cambridge đã chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch của chúng ta dễ bị ảnh hưởng theo mùa khiến cơ thể dễ bị tấn công từ nhiều nguồn gây bệnh. Vậy làm gì để tăng cường hệ miễn dịch trong thời điểm giao mùa? Sau đây, European Wellness sẽ giới thiệu đến bạn 8 cách đơn giản để tăng cường hệ miễn dịch, giúp trang bị hàng rào bảo vệ sức khỏe vững chắc bước qua giai đoạn giao mùa.
Các bệnh thường gặp giai đoạn thời tiết giao mùa
Sự thay đổi thường xuyên của thời tiết khi giao mùa là thách thức đối với cơ thể và sức khỏe tổng thể. Do sự thất thường của nhiệt độ và khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển trực chờ tấn công sức khỏe chúng ta. Trong thời điểm giao mùa, cơ thể dễ dàng đối mặt với các bệnh phổ biến sau:
Cảm cúm
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến và đặc trưng của thời điểm giao mùa. Dưới ảnh hưởng của cái nắng nóng cực điểm, xen kẽ những cơn mùa rào khiến cơ thể không kịp thích nghi đã vô tình khiến hệ miễn dịch trở thành đối tượng tấn công của cảm cúm.
Các dấu hiệu thường gặp của cảm cúm như: ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, cơ thể nóng lạnh thất thường,… Khi gặp các tình trạng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và nghỉ ngơi hợp lý.
Viêm phổi, viêm phế quản
Thời tiết hanh khô, đi kèm với cái lạnh mùa mưa là điều kiện để các vi sinh vật, vi khuẩn, virus phát huy độc lực gây ra hàng loạt về bệnh hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản,…
Bệnh hình thành và phát triển từ những biểu hiện tưởng chừng như “nhẹ nhàng” như nghẹt mũi, đau ngực, ho khan, ho có đờm, ho ra máu,…Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ tiến triển tấn công mạnh mẽ vào phế nang, phế quản và nhu mô phổi, nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Dị ứng
Đối với những người dị ứng với thời tiết, giai đoạn giao mùa chính là “cơn ác mộng”. Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, các dị nguyên như nấm mốc phát triển mạnh mẽ, tấn công và gây rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách sản sinh ra các kháng thể, dẫn đến các biểu hiện dị ứng khó chịu như: môi khô căng, bong tróc; da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy sưng phù,…
Viêm xoang
Khi thời tiết thay đổi, lớp niêm mạc mũi sẽ bị kích thích và gây viêm. Khi các dấu hiệu viêm xoang xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy nghẹt mũi, đau mũi, đau đầu, đau vùng xoang vô cùng khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm xoang dị ứng mạn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau nhức cơ xương khớp
Đối với những người đã và đang gặp vấn đề về cơ xương khớp, sự thay đổi thất thường của thời tiết chính là nỗi ám ảnh, gây nên các cơn đau nhức, viêm khớp dai dẳng và khó chịu hơn bao giờ hết.
Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch thời điểm giao mùa?
Trước nhiều bệnh lý nguy hiểm của thời tiết giao mùa, hàng rào miễn dịch cần được củng cố chặt chẽ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Khi hàng rào miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể có khả năng chống lại các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác, từ đó giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh hoặc rút ngắn thời gian khi mắc bệnh. Vậy câu hỏi “làm gì để tăng cường hệ miễn dịch thời điểm giao mùa?” sẽ được giải đáp ngay sau đây:
Ăn uống khoa học
Một trong những cách quan trọng duy trì hệ thống miễn dịch là áp dụng chế độ ăn đa dạng và lành mạnh. Bên cạnh các thực phẩm giàu protein, thực đơn cần bổ sung trái cây và rau quả để giúp tăng cường sức đề kháng với mầm bệnh giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy đảm bảo cung cấp những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là vitamin A, C, kẽm.
Luyện tập thể dục thể thao
Khi nhắc đến làm gì để tăng cường hệ miễn dịch, thì không thể không kể đến việc hoạt động thể chất. Khi tập luyện, nhịp tim tăng cao, kích thích dòng chảy của máu, đưa các tế bào miễn dịch di chuyển khắp cơ thể một cách nhanh chóng. Nhờ vậy, hệ miễn dịch có thể phát hiện và tiêu diệt kịp thời các tác nhân gây hại.
Hoạt động thể chất kích thích cơ thể sản sinh nhiều tế bào miễn dịch hơn, đặc biệt là các tế bào bạch cầu, giúp nâng cao khả năng chống lại virus, vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh khác.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là thời gian nghỉ ngơi thiết yếu của cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên. Một số thành phần thiết yếu của hệ miễn dịch, ví dụ như cytokine, được kích thích sản sinh và hoạt động mạnh mẽ hơn trong giai đoạn ngủ. Cytokine đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm, là cơ chế giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi khi bị bệnh.
Để có một giấc ngủ chất lượng, mỗi cá nhân nên rèn luyện thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ; tạo môi trường ngủ thoải mái, tránh xa các thiết bị điện tử, thư giãn trước khi ngủ,…vừa nâng cao hệ miễn dịch, vừa giúp khởi đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Hạn chế rượu bia và thuốc lá
Rượu bia và thuốc lá có khả năng phá vỡ hàng rào hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, cúm, lao phổi,…. Bên cạnh đó, rượu bia và thuốc lá có thể gây tổn thương gan, phổi, tim mạch và các cơ quan khác, làm suy yếu khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong việc sửa chữa và phục hồi các mô tổn thương.
Để bảo vệ hệ miễn dịch và sức khỏe bản thân, hãy hạn chế tối đa hoặc bỏ hoàn toàn việc sử dụng rượu bia và thuốc lá.
Vệ sinh cá nhân thật tốt
Vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan dễ dàng qua nhiều con đường: khi chạm vào người khác, khi xử lý thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với bề mặt đồ vật chứa nhiều vi khuẩn. Do đó, làm gì để tăng cường hệ miễn dịch ngoài vệ sinh cá nhân thật tốt, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Hãy biến việc vệ sinh cá nhân trở thành thói quen hàng ngày, đặc biệt chú ý:
- Vệ sinh cơ thể hằng ngày
- Rửa tay sạch với xà phòng sau khi đi vệ sinh
- Đánh răng hai lần một ngày
- Che miệng và mũi bằng khăn giấy (hoặc khuỷu tay) khi ho hoặc hắt hơi
- Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với vật nuôi
Truyền vi chất tái tạo năng lượng NAD+
Bên cạnh các cách kể trên, quý vị có thể lựa chọn một phương pháp với hiệu quả nhanh chóng và vượt trội hơn hẳn – truyền vi chất tái tạo năng lượng NAD+. Đây là liệu pháp giúp đưa trực tiếp nguồn NAD+ dồi dào vào trong cơ thể, nhờ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả và tối đa.
Liệu pháp NAD+ được kết hợp thêm các thành phần dưỡng chất cùng vitamin thiết yếu, mang đến nhiều lợi ích vượt trội như: Tăng cường năng lượng tế bào, cải thiện trao đổi chất, thúc đẩy sửa chữa DNA tế bào, tăng cường cơ chế bảo vệ của hệ thống miễn dịch…
Liệu pháp truyền vi chất tái tạo năng lượng NAD+ tại European Wellness được thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng chất lượng dịch vụ chuẩn 5 sao sẽ đem đến cảm giác thoải mái như nghỉ dưỡng cho mọi khách hàng.
Phương pháp được truyền qua đường tĩnh mạch giúp hấp thụ 100% các dưỡng chất không những mang đến hiệu quả tái tạo năng lượng tức thì mà còn là sự đầu tư dài hạn cho sức khỏe, duy trì và bảo vệ hoạt động của tế bào từ sâu bên trong. Vì thế, đây trở thành phương pháp “vàng” trong thời điểm giao mùa giúp củng cố hệ thống miễn dịch trước sự tấn công của mầm bệnh.
Bài viết này sẽ điểm qua một số căn bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa và chia sẻ bí quyết làm gì để tăng cường hệ miễn dịch trong thời điểm giao mùa. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích giúp mọi người nâng cao sức khỏe của mình, tự tin vượt qua một năm mới khỏe mạnh, bình an.