Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ tái phát?
“Chào bác sĩ, tôi 58 tuổi và đã từng bị tai biến vào 2 năm trước, sau lần đó trí nhớ tôi kém hẳn, tay chân chậm chạp, nói không được lưu loát. Gần đây tôi thường xuyên đau đầu, tôi rất lo sẽ bị đột quỵ lần nữa. Vậy có cách nào phòng ngừa đột quỵ tái phát không thưa bác sĩ?” – Chú Quốc Minh, Hà Nội.
Câu hỏi của chú Quốc Minh đã được chuyển tới bác sĩ European Wellness và sau đây là những thông tin được bác sĩ chia sẻ:
Đột quỵ tái phát là gì? Có nguy hiểm không?
Trước khi trả lời câu hỏi phòng ngừa đột quỵ tái phát bằng cách nào, bác sĩ sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản về căn bệnh nguy hiểm này.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một tình huống y tế khẩn cấp và đặc biệt nguy hiểm, xảy ra khi não không được cung cấp đủ lượng máu, dẫn tới thiếu oxy và dinh dưỡng lên não và gây chết dần các tế bào não. Do tình trạng xảy ra rất nhanh chỉ trong vòng vài phút đồng hồ nên nếu không kịp thời phát hiện và đưa người bệnh đi cấp cứu thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, bao gồm tàn phế, bại liệt và thậm chí tử vong.
Đột quỵ tái phát là khi một người đã từng bị đột quỵ trước đó lại trải qua cơn đột quỵ lần 2 hoặc nhiều lần tiếp theo. Theo các chuyên gia, tỷ lệ người bị đột quỵ tái phát lên tới 50% trong vòng 5 năm tiếp theo. Đặc biệt, so với lần bị tai biến đầu tiên thì đột quỵ tái phát sẽ thường để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn, di chứng nặng nề hơn, khó hồi phục hơn và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.
Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có hơn 15 triệu người bị đột quỵ, và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu tại nhiều quốc gia. Không chỉ khiến bệnh nhân mất khả năng lao động, tự chăm sóc bản thân, giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây nên gánh nặng tài chính cho người bệnh và gia đình. Do đó việc phòng ngừa đột quỵ tái phát là vô cùng quan trọng để hạn chế những thiệt hại.
Nguyên nhân gây ra đột quỵ tái phát
Từ lần đột quỵ đầu tiên, đã có vô vàn số tế bào não bị mất đi và để lại vùng não bị tổn thương có thể chưa được phục hồi. Sau đó vùng não còn lành lặn sẽ phải tiếp tục gánh cả những hoạt động của vùng não tổn thương. Điều này khiến cho việc chỉ cần có sự tác động nhẹ từ các yếu tố nguy cơ thì khả năng xảy ra tai biến lần kế tiếp là vô cùng cao.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng đột quỵ tái phát có thể kể đến như:
- Tiền sử đột quỵ: Các nguyên nhân gây đột quỵ tái phát đa số sẽ tương tự với lần đầu.
- Không kiểm soát bệnh lý: Những người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì, bệnh tim mạch, hút thuốc lá… mà không có biện pháp cải thiện tình trạng thì nguy cơ tái phát đột quỵ sẽ cao hơn.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ đột quỵ xảy ra càng cao hơn.
- Gia đình có người thân bị đột quỵ sẽ có nguy cơ cũng bị đột quỵ cao hơn.
- Giới tính: Theo thống kê, tỷ lệ nam giới bị đột quỵ thường cao hơn nữ giới.
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ tái phát?
Rất nhiều người lo lắng rằng đã bị tai biến lần đầu mà bị thêm một lần nữa thì nắm chắc nguy cơ xấu sẽ xảy ra. Bên cạnh đó việc phù hồi sau tai biến tái phát sẽ vô cùng khó khăn, và còn phụ thuộc vào việc có cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng hay không.
Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, hầu hết các trường hợp đột quỵ tái phát có thể phục hồi được nhưng cần nhiều thời gian, sự hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt từ người thân và các biện pháp hỗ trợ chuyên biệt. May mắn rằng, 80% khả năng phòng ngừa đột quỵ tái phát sẽ thành công nếu chúng ta thực hiện theo những giải pháp sau:
Điều trị bệnh lý nền
Đây là yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng xảy ra đột quỵ tái phát. Vì thế nếu đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu cao, cao huyết áp, bệnh tim mạch… Thì người bệnh cần nhanh chóng khắc phục và kiểm soát các bệnh lý này trước tiên.
Thay đổi lối sống lành mạnh
Để duy trì sức khỏe bền vững thì mỗi người nên thay đổi theo lối sống khoa học như ăn uống lành mạnh, vận động thể thao thường xuyên, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, từ bỏ những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ngọt, chất kích thích…
Cách sống xanh này cũng có thể giúp bạn giảm bớt những vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, mỡ máu, cao huyết áp, đường huyết…
Sử dụng thuốc
Khi nhận thấy những dấu hiệu nguy cơ cao, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn tình trạng thiếu máu cục bộ, thuốc chống đông máu hay truyền TPA.
Phòng ngừa đột quỵ với Plaque Therapy
Liệu pháp Plaque Therapy độc quyền tại European Wellness với trọng tâm là hoạt chất PPC (Polyenylphosphatidylcholine) có khả năng vượt trội khi đánh bay được sự tích tụ của mảng bám, giảm mức cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó cải thiện chức năng của mạch máu và hệ thống tuần hoàn, giúp phòng ngừa đột quỵ tái phát hiệu quả.
Tầm soát đột quỵ
Chủ động khám tầm soát đột quỵ bằng công nghệ y sinh hiện đại tại European Wellness sẽ giúp phát hiện sớm 99% yếu tố nguy cơ tiềm ẩn trước 5 năm, ngay cả khi chúng biểu hiện ra thành triệu chứng. Nhờ đó hướng dẫn người bệnh các biện pháp phòng ngừa đột quỵ tái phát phù hợp, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, đột quỵ tái phát là một tình huống vô cùng nguy hiểm và gây ra nhiều hệ lụy không thể bàn cãi. Tuy nhiên vẫn luôn có biện pháp phòng ngừa đột quỵ tái phát hiệu quả nếu chúng ta thực hiện đúng cách và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đừng để đột quỵ đánh cắp đi cuộc sống và người thân yêu của mình. Liên hệ ngay với European Wellness để được tư vấn giải pháp phòng ngừa đột quỵ bằng thành tựu y học châu Âu.