Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Nhiều người vẫn quan niệm rằng đột quỵ sẽ xảy ra bất ngờ và không thể lường trước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 80% các cơn đột quỵ có thể phát hiện và ngăn ngừa được.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (Stroke) còn được biết với tên gọi khác là Tai biến mạch máu não, xảy ra đột ngột do nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn, gây gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, các chất dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết đi. Quá trình này thường chỉ diễn ra trong vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay.
Đột quỵ được phân thành 3 nhóm chính: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết não, đột quỵ nhỏ (cơn thiếu máu não thoáng qua)
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Thống kê về tổng số ca đột quỵ trên thế giới cho thấy, đột quỵ thiếu máu não cục bộ chiếm tỷ lệ đến 87%, cao nhất trong các loại đột quỵ thường gặp. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ xảy ra khi sự lưu thông máu trong động mạch não bị ngưng hoặc tắc nghẽn. Các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến là:
Đột quỵ do huyết khối: Cục máu đông được hình thành ở cổ hoặc ở trong não có thể gây ra đột quỵ. Những cục máu đông này có thể tồn tại trong động mạch bị tích tụ chất béo lâu ngày làm cản trở một phần hoặc hoàn toàn lưu lượng máu đến não.
Đột quỵ do tắc mạch: Dạng đột quỵ này xảy ra khi cục máu đông từ tim hoặc các bộ phận khác trong cơ thể di chuyển đến não. Người bị đột quỵ vì tắc mạch thường có biểu hiện nhịp tim bất thường ở rung tâm nhĩ.
Đột quỵ do xuất huyết
Loại đột quỵ này được gây ra bởi sự rò rỉ hoặc vết nứt trên một động mạch não hoặc trên bề mặt não. Những vết nứt này có thể là do phình mạch (một khu vực mỏng, yếu trên thành động mạch) hoặc bởi sự dị dạng của hệ thống mạch máu não. Máu trào ra ngoài sẽ chèn ép các mô não và có thể làm chết mô não nhanh chóng. Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não, hoặc trong khoảng không giữa não và lớp bảo vệ bên ngoài của nó. Khoảng 15% trường hợp đột quỵ là do xuất huyết.
Đột quỵ nhỏ (cơn thiếu máu não thoáng qua)
Giáo sư Geoffrey Donnan, giáo sư Thần kinh học tại Đại Học Melbourne, Australia, cựu Chủ tịch Hội Đột quỵ thế giới, đề cập đến một dạng đột quỵ nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua, đó là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).
Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh có cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu sớm xảy ra trước 12% số ca đột quỵ. Theo thống kê, có khoảng 12% ca đột quỵ (đã xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua trước đó) – tử vong trong vòng một năm. Nghiên cứu cũng cho biết nguy cơ có cơn đột quỵ xảy ra cao nhất trong vòng 90 ngày sau khi xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua. Có khoảng từ 9% đến 17% bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua bị đột quỵ trong vòng 90 ngày.
Đột quỵ có xu hướng trẻ hóa: Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại Việt Nam chiếm 7,2 %
Trước đây, bệnh nhân đột quỵ thường có độ tuổi từ 50 trở lên, nhưng hiện nay xu hướng đột quỵ đang trẻ hóa dần, thậm chí xảy ra ở độ tuổi từ 20-30 tuổi.
Theo Hội Đột quỵ thế giới, mỗi năm có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới trên toàn cầu, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ tuổi từ 15 – 49. Số lượng ca tử vong hàng năm là khoảng 6,5 triệu, trong đó có hơn 6% là người trẻ.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và người trung niên mắc đột quỵ chiếm tới 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ cũng đang gia tăng ở mức 2% mỗi năm, và số người bệnh nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới.
Trước thực trạng đột quỵ có xu hướng trẻ hóa ngày càng rõ rệt, các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh tỉnh dành cho người trẻ không nên coi nhẹ sức khỏe của mình và cần áp dụng biện pháp phòng ngừa để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Bệnh đột quỵ được hình thành bởi nhiều yếu tố nguy cơ. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân gây đột quỵ thường xuất phát từ hai nhóm chính: yếu tố không thể kiểm soát và yếu tố có thể kiểm soát.
Các yếu tố có thể kiểm soát được:
- Huyết áp cao: Mức huyết áp 140/90 mmHg trở lên được xem là trở thành nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ
- Mỡ máu cao: Thống kê cho thấy gần 93% người đột quỵ não có tiền sử mắc rối loạn mỡ máu.
- Mắc bệnh tim mạch hoặc bị rối loạn nhịp tim: Các vấn đề này gây tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
- Hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ, nhất là ở những người trẻ.
- Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người không thường xuyên theo dõi, ổn định đường huyết sẽ có nguy cơ mắc đột quy rất cao.
- Cholesterol cao: Người có mức cholesterol toàn phần cao (trên 240 mg/dL), mức cholesterol LDL (độc hại) cao (trên 100 mg/dL), mức chất béo trung tính cao (trên 150 mg/dL) và mức cholesterol HDL (lợi ích) thấp (dưới 40 mg/dL) có nguy cơ đột quỵ.
- Ít hoạt động thể chất: Người ngồi nhiều, ít vận động hoặc béo phì thường gặp tình trạng cao huyết áp, nồng độ cholesterol cao, mắc tiểu đường, bệnh tim. Đây đều là những yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biến.
- Uống nhiều rượu, bia: Uống quá mức (hơn 10 ly mỗi tuần đối với nữ giới hoặc hơn 15 ly mỗi tuần đối với nam giới) sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Các yếu tố không thể kiểm soát được:
- Độ tuổi: Mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc đột quỵ. Tuy nhiên, tuổi càng lớn thì nguy cơ càng cao.
- Giới tính: Đột quỵ thường xảy ra nhiều hơn ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ chiếm hơn một nửa số ca tử vong do đột quỵ.
- Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Tiền sử đột quỵ: Nguy cơ tái phát cao nếu đã từng bị đột quỵ trước đây.
- Các yếu tố nguy cơ khác: Bao gồm tăng cholesterol máu, rối loạn giấc ngủ như ngưng tim khi ngủ, cũng có thể gây nguy cơ đột quỵ.
Quy tắc BE FAST: Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ
Thời gian phát hiện và điều trị sẽ quyết định đến tỷ lệ tử vong và độ nặng của di chứng sau này. Tức là người bệnh được phát hiện càng sớm, tỷ lệ cứu sống càng cao và ngược lại. Thậm chí, việc phát hiện người bệnh đã qua “khung giờ vàng” nếu sống sót thì cũng để lại nhiều di chứng rất nặng nề như: liệt suốt đời, ảnh hưởng thần kinh,… Chính vì vậy, nhận biết sớm đột quỵ thông qua quy tắc sau:
- B – Balance – THĂNG BẰNG: Mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt
- E – Eyesight – THỊ LỰC: Mất thị lực 1 phần/ hoàn toàn. Tầm nhìn bị mờ đột ngột
- F – Face – KHUÔN MẶT: Gương mặt mất cân đối, nhân trung bị lệch, nụ cười méo 1 bên
- A – Arm – CÁNH TAY: Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể
- S – Speech – GIỌNG NÓI: Mất khả năng nói hoặc giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ
- T – Time – KỊP THỜI: Khi có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất
Biến chứng nguy hiểm sau đột quỵ
Đột quỵ được xem là căn bệnh “tử thần” bởi không chỉ có tỷ lệ tử vong cao mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê ghi nhận, có khoảng 50% tử vong, 45% (hay 40%) để lại di chứng và chỉ 10% có thể phục hồi.
Một số biến chứng đáng chú ý sau đột quỵ như:
- Tê liệt: Cơ thể có thể bị liệt 1 tay, liệt nửa người hoặc hết tứ chi
- Phù nề não: Do sự tắc nghẽn hoặc suy mạch máu, gây sưng to của não.
- Viêm phổi: Bệnh nhân đột quỵ thường gặp khó khăn khi nuốt, dẫn đến thức ăn, đồ uống vào phổi gây viêm phổi.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: một vài triệu chứng thường gặp như nước tiểu đục, tiểu ra máu, đau/ rát khi tiểu, đau bụng dưới, chuột rút ở vùng bụng,..
- Đau tim: Mảng xơ vữa động mạch gia tăng nguy cơ đau tim sau đột quỵ.
- Trầm cảm: Tình trạng có thể trở nên nặng hơn nếu bệnh nhân đã bị trầm cảm trước khi đột quỵ.
- Loét do tỳ đè: Dường như sau đột quỵ, thời gian nằm liệt kéo dài gây viêm loét.
- Động kinh: Não có thể có những hoạt động bất thường sau đột quỵ, dẫn đến co giật.
- Rối loạn thị giác: Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt có thể xảy ra.
- Co cứng chi: Sự mất khả năng vận động hoặc yếu liệt làm cho một tay bị yếu hoặc liệt.
- Nghẽn mạch máu: Mất khả năng vận động hoặc hạn chế vận động có thể dẫn đến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Xảy ra khi bệnh nhân đột quỵ có đặt ống thông tiết niệu.
- Giảm nhận thức (mất trí nhớ): Khả năng nhận thức và trí nhớ có thể giảm sau đột quỵ.
- Rối loạn ngôn ngữ: Mất chức năng nói, khó nói, nói không rõ ràng hoặc không hiểu người khác nói gì.
Phòng ngừa đột quỵ hiệu quả đến 90% bằng phương pháp Plaque Therapy
Liệu pháp Plaque Therapy là một phương pháp được sử dụng tại Thụy Sĩ từ những năm 1950 dựa trên các kiểm tra lâm sàng về thời gian tích tụ mảng bám mạch máu, và được tiếp tục hoàn thiện qua những nghiên cứu y học hiện đại từ LAB MRS – thuộc European Wellness, được kiểm chứng an toàn và hiệu quả đối với sức khỏe con người.
Mạch máu chúng ta vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các mảng bám tích tụ theo thời gian bởi chất béo và cholesterol đã cản trở và gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Từ đó có thể dẫn đến những tình trạng bệnh nghiêm trọng thậm chí tử vong như đột quỵ hay bệnh tim mạch.
Phác đồ Plaque Therapy được thiết kế đặc biệt với công dụng chính là đánh bay các mảng bám, giảm mức cholesterol và homocysteine trong máu. Kết quả cuối cùng là cải thiện rõ rệt chức năng tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe toàn diện.
Cải thiện rõ rệt các chỉ số chỉ sau 1 liệu trình Plaque Therapy:
- Màng tế bào: Bổ sung lượng lớn Polyenylphosphatidylcholin (PPC) nhằm đảm bảo cấu trúc màng tế bào hoạt động ổn định và tăng cường chức năng bảo vệ gấp 5 lần, tránh tổn thương và rối loạn chức năng não, tiêu hóa, gan do thiếu hụt PPC.
- Tim mạch: Loại bỏ mảng bám và huyết khối trên thành động mạch, đồng thời điều hòa huyết áp và giảm độ nhớt máu. Từ đó, cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng tim mạch khác.
- Gan: Kích thích sản sinh Choline và Methionine để tăng khả năng giải độc của gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm chức năng gan.
- Thận: Tăng nồng độ Choline để sản xuất Betaine, giúp ngăn ngừa tổn thương thận, tăng cường chức năng lọc cầu thận và còn cải thiện khả năng tình dục.
- Não: Tăng mức độ Acetylcholine – thành phần quan trọng quyết định chức năng nhận thức não. Đồng thời điều chỉnh hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa nguy cơ mắc Alzheimer và Parkinson
- Tiêu hóa: Cung cấp cho cơ thể lượng Phospholipid để chuyển đổi phân tử cholesterol, cản trở việc hấp thu ở ruột, làm giảm mỡ nội tạng, duy trì cholesterol ở mức ổn định, đồng thời tăng chất nhầy để bảo vệ và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.”
Plaque Therapy hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ đạt hiệu quả tối đa, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện chức năng của nhiều cơ quan như: tim mạch, gan, thận, phổi và đường tiêu hóa. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, tự tin học tập và làm việc mà không phải lo lắng về nguy cơ đột quỵ
Việc phòng ngừa đột quỵ cần được thực hiện ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và gia đình. Hãy nhấc máy và gọi ngay cho European Wellness qua hotline (028) 62 92 8888 để được thăm tư vấn và thăm khám trực tiếp 1:1 cùng đội ngũ chuyên gia và thiết lập phác đồ điều trị phù hợp với từng thể trạng sức khỏe.
Các từ khóa liên quan đến đột quỵ: đột quỵ là gì | tầm soát đột quỵ | nguyên nhân đột quỵ | tầm soát đột quỵ ở đầu tphcm