12 lợi ích tuyệt vời từ hạt chia khiến bạn vừa đẹp vừa khỏe
Được mệnh danh là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe và sắc đẹp, hạt chia ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong các bữa ăn “healthy”. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ ngoài nhỏ bé ấy là một nguồn gốc thú vị cùng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Hãy cùng bài viết này khám phá bí mật về nguồn gốc đặc biệt của hạt chia và 12 lợi ích sức khỏe “đáng kinh ngạc” mà nó mang lại!
Hạt chia là gì?
Hạt chia là hạt của cây Salvia hispanica có nguồn gốc từ Guatemala và Mexico. Cùng họ với húng quế và bạc hà, hạt chia từng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho người Maya và Aztec cổ đại. Tên gọi “chia” lần đầu tiên được sử dụng bởi người Maya, mang ý nghĩa “sức mạnh”, thể hiện nguồn năng lượng dồi dào mà loại hạng này mang lại.
Sau khi được bóc tách từ cây mẹ, hạt sẽ lộ ra thân hình nhỏ bé, màu đen, dạng bầu dục, có khả năng hấp thụ nước gấp 12 lần trọng lượng của chúng. Khi hòa vào nước, hạt chia tạo nên lớp gel đặc biệt bao quanh, tạo sự kết dính.
Giá trị dinh dưỡng của hạt chia
Hạt chia được mệnh danh là “siêu thực phẩm” bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt tốt cho não bộ. Theo ước tính, 100gr hạt chia nguyên chất có thể chứa đến 486 calo cùng những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như:
Vitamin:
- Vitamin A: 36,2mg
- Vitamin C: 1,6mg.
- Vitamin E: 0,5mg.
- Vitamin B1 (thiamine), vitamin B2, vitamin B3 (niacin).
Khoáng chất:
- Canxi: 631mg.
- Sắt: 7,72mg.
- Kẽm: 4,58mg.
- Magie: 335mg.
Chất dinh dưỡng khác:
- Protein: 16,5gr.
- Chất xơ: 34,4gr.
- Axit béo bão hòa: 3,33gr.
- Axit béo không bão hòa: 2,21gr
- Axit folic, Biotin., axit alpha-linolenic (ALA),…
Tác dụng của hạt chia đối với sức khỏe
Với nguồn chất dinh dưỡng dồi dào, hạt chia được ứng dụng đa dạng vào việc cải thiện sức khỏe. Dưới đây là 12 lợi ích nổi bật:
Hỗ trợ giảm cân
Hạt chia chứa hàm lượng chất xơ cao, tạo cảm giác no lâu, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, hạt chia cung cấp lượng lớn protein và axit béo, giúp tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng.
Giúp da, tóc, móng khỏe mạnh
Protein là thành phần chính cấu tạo nên tóc và móng. Việc bổ sung hạt chia có chứa hàm lượng protein sẽ giúp tóc và móng mọc nhanh và chắc khỏe hơn. Các thành phần như: vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cấu trúc cho da, tóc và móng như A, B, E, K, Biotin, kẽm, magie,… cũng bổ sung dưỡng chất góp phần duy trì cấu trúc của móng, tóc.
Cải thiện hệ tim mạch
Các dưỡng chất trong hạt chia có khả năng giảm viêm, kháng insulin, triglyceride – những thành phần gây ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch. Đồng thời, hạt chia cũng làm giảm hấp thu cholesterol toàn phần và cholesterol xấu (LDL), kích tăng nồng độ cholesterol tốt HDL, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Thành phần chất xơ tiếp tục phát huy năng lực của mình trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt. Với hơn 37% thành phần hạt chia, hàm lượng chất xơ kích thích sản sinh lợi khuẩn cho đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe, giúp dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn
Giúp xương chắc khỏe
Canxi, magie và photpho là những khoáng chất có trong hạt chia góp phần vào việc định hình và nâng cao cấu trúc cơ xương khớp, từ đó giúp xương chắc khỏe hơn
Có lợi cho người bị tiểu đường
Chất xơ hòa tan trong hạt chia tạo thành một lớp gel trong dạ dày, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giảm lượng đường huyết sau bữa ăn. Do đó, hạt chia được khuyến cáo cho vào thực đơn của người có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân, béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp,…
Làm chậm quá trình oxy hóa
Hạt chia cung cấp các chất chống oxy hóa như vitamin E, C, axit béo, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, Alzheimer.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Hạt chia là mang đến nguồn axit folic dồi dào cho cơ thể, hoạt chất này giúp các mẹ bầu ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đồng thời giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện của về trí lực. Ngoài ra, thành phần axit béo có trong hạt chia có thể góp phần vào quá trình hình thành não bộ và hệ thần kinh của trẻ, giảm tỷ lệ sinh non và tiền sản giật.
Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm túi thừa
Chất xơ hòa tan trong hạt chia tạo thành một lớp gel trong ruột già, giúp làm mềm phân, dễ dàng di chuyển qua đường ruột, giảm nguy cơ táo bón – nguyên nhân chính gây ra viêm túi thừa.
Cung cấp hàm lượng protein cao
Hạt chia chứa hàm lượng protein cao (khoảng 20% trọng lượng), cung cấp nguồn protein dồi dào cho cơ thể. Hàm lượng protein cao trong hạt chia giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp protein, giúp cơ bắp phát triển và phục hồi sau khi tập luyện.
Ngăn ngừa ung thư vú và ung thư cổ tử cung
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe đã được biết đến, hạt chia còn là một “vũ khí bí mật” của các chị em phụ nữ trong việc phòng ngừa ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Nhờ chứa thành phần axit alpha-linolenic (ALA) – một loại axit béo omega-3, hạt chia có thể hỗ trợ ngăn chặn hình thành sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Trong hạt chia có chứa nhiều canxi, kẽm, phốt pho bảo vệ răng miệng khỏe mạnh và hạn chế mùi hôi. Canxi giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng và loãng xương; kẽm tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây mảng bám và hôi miệng; phốt pho tái tạo men răng, bảo vệ răng khỏi axit và vi khuẩn.
Liều dùng và cách sử dụng hạt chia
Hạt chia được biết đến là thực phẩm mang đến giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng hạt chia quá liều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là liều lượng sử dụng hạt chia theo khuyến cáo cho từng đối tượng để phát huy tối đa hiệu quả của “siêu thực phẩm” này.
Trẻ em: Nên tiêu thụ 10g/ngày. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên cần sử dụng lượng ít hơn để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Người trưởng thành: Nên 15g/ ngày. Liều lượng này giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa và trí não.
Phụ nữ mang thai: Nên tiêu thụ 20g hạt chia/ ngày. Hạt chia cung cấp axit folic, omega-3 và canxi, quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần lưu ý uống nhiều nước để tránh táo bón.
Vận động viên: Nên tiêu thụ 25-30g/ ngày. Hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau tập luyện cường độ cao, bổ sung năng lượng và tăng cường sức bền.
Câu hỏi thường gặp
Được ví như thực phẩm sức khỏe, hạt chia được quan tâm và ứng dụng nhiều trong các bữa ăn. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến đối với những người mới tìm hiểu và sử dụng hạt chia:
Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không?
Câu trả lời là CÓ, uống hạt chia mỗi ngày có tốt cho sức khỏe, miễn là bạn sử dụng đúng liều lượng.
Cách phân biệt hạt chia và hạt é
Đặc điểm | Hạt chia | Hạt é |
Kích thước | Nhỏ hơn (1/2 hạt mè) | To hơn (bằng hạt mè) |
Màu sắc | Đen hoặc trắng | Đen tuyền |
Hình dạng | Bầu dục, có vân sọc | Tròn hoặc elip |
Vỏ | Bóng và sáng | Lì |
Độ dính | Dính, tạo thành lớp gel | Không dính |
Những ai không nên ăn hạt chia
Những đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng bao gồm:
- Người có tiền sử đột quỵ
- Người rối loạn tiêu hóa
- Huyết áp thấp
- Đang sử dụng thuốc làm loãng máu
- Người dị ứng với hạt mè, bạc hà, mù tạt.
Việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng trên.
Bài viết đã giới thiệu 12 công dụng tuyệt vời của hạt chia đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng hạt chia một cách an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!