6 nguyên nhân mất ngủ về đêm mà chúng ta thường mắc phải
Mất ngủ là vấn đề nan giải ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị đúng phương pháp. Tìm được nguyên nhân mất ngủ về đêm chính là chìa khóa giúp chúng ta giải mã và đẩy lùi mất ngủ từ gốc. Để thoát khỏi tình trạng “cú đêm” và thức dậy trong trạng thái tràn đầy năng lượng, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nhận biết những nguyên nhân gây mất ngủ và phương pháp điều trị phù hợp.
Mất ngủ là gì
Mất ngủ là một vấn đề ảnh hưởng đến 35% người trưởng thành, gây ra những rối loạn về giấc ngủ bao gồm: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên giật mình, thức dậy sớm hơn mong muốn. Giấc ngủ ngon và chất lượng thường kéo dài từ 6-8 tiếng để cơ thể có đủ thời gian nạp lại năng lượng và não bộ được nghỉ ngơi, nhưng những người gặp tình trạng mất ngủ chỉ có thể ngủ khoảng 3-4 tiếng mỗi đêm.
Hậu quả của mất ngủ ban đầu có thể là mất tập trung, cáu gắt, thiếu năng lượng và mệt mỏi. Nếu tình trạng trên ngày càng tiến triển, nó có thể kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng như rối loạn tâm trạng, trầm cảm, nguy cơ gây tai nạn cao, đặc biệt là tổn thương chức năng của thùy trán kéo theo những hành vi mất kiểm soát như: tăng động, bốc đồng, hung hăng, thậm chí là những ý nghĩ kết thúc cuộc sống.
Nguyên nhân mất ngủ về đêm
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất ngủ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Mỗi người có thể gặp phải các nguyên nhân khác nhau, do đó, việc xác định đúng nguyên nhân mất ngủ về đêm là chìa khóa để điều trị mất ngủ ban đêm hiệu quả.
Lối sống không lành mạnh
Để có một giấc ngủ ngon, chất lượng, việc xây dựng lối sống lành mạnh là nền tảng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một số người có những thói quen không tốt gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, chi phối giấc ngủ, dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Dưới đây là một số thói quen không lành mạnh là nguyên nhân mất ngủ về đêm mà bạn cần lưu ý:
- Kích thích não bộ quá mức như: làm việc muộn, chơi game điện tử, sử dụng các thiết bị điện tử,..
- Ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ sát giờ đi ngủ buổi tối
- Thường xuyên ăn đêm, ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu, ảnh hưởng khiến hệ tiêu hóa hoạt động liên tục, khó thư giãn.
- Sử dụng chất kích thích như: caffeine, rượu, bia, thuốc lá…
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng do học tập, công việc, gia đình hay các vấn đề xã hội khác là một trong những nguyên nhân mất ngủ về đêm phổ biến. Khi não bộ liên tục hoạt động ở mức độ cao trong thời gian dài, sẽ khiến hệ thần kinh luôn ở trạng thái hưng phấn, hoặc có thể giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol, adrenaline để cơ thể thích nghi tốt hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ gây ức chế hệ thần kinh, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất ngủ.
Ngược lại, mất ngủ cũng có thể trở thành nguồn gốc dẫn đến căng thẳng. Việc thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung, từ đó dẫn đến lo lắng, bực bội và càng làm cho tình trạng mất ngủ thêm tồi tệ hơn. Khi đó, căng thẳng – mất ngủ trở thành một vòng xoáy chu kỳ mà người mắc phải khó có thể tự thoát ra và cần can thiệp các phương pháp chuyên sâu.
Rối loạn nhịp sinh học
Cơ thể con người hoạt động theo một “chiếc đồng hồ” sinh học, hay còn gọi là nhịp sinh học, điều chỉnh các hoạt động của cơ thể theo chu kỳ 24 giờ, bao gồm ngày và đêm. Nhờ có đồng hồ sinh học, cơ thể biết khi nào cần ngủ, khi nào cần thức dậy, khi nào cần ăn uống, v.v.
Tuy nhiên, lối sống hiện đại với nhiều yếu tố như: xem phim khuya, thức khuya làm việc, di chuyển qua các múi giờ khác nhau, v.v. có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học. Khi đồng hồ sinh học bị đảo lộn, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố là một nguyên nhân mất ngủ về đêm thường gặp ở 16-42% phụ nữ tiền mãn kinh, 39-37% phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và 35 -60% phụ nữ hậu mãn kinh. Tình trạng trên gây ra do sự thay đổi sự thiếu hụt estrogen, dẫn đến quá trình điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, kiểm soát mức độ cortisol (hormone stress) và thúc đẩy sản xuất melanin (hormone điều hòa giấc ngủ) bị ảnh hưởng, dẫn đến khó ngủ và giấc ngủ không sâu giấc.
Rối loạn sức khỏe tâm thần
Mất ngủ không chỉ đơn thuần là vấn đề về giấc ngủ mà còn có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lo âu, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Theo thống kê, có tới 40% người đang đối mặt với các rối loạn tâm trạng cũng đang mắc hội chứng mất ngủ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chứng mất ngủ có thể khiến cho các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm trạng trở nên trầm trọng, thậm chí làm tăng tỷ lệ tự tử ở những người đang đối mặt với trầm cảm.
Thuốc
Thuốc là một nguyên nhân mất ngủ về đêm ít ai ngờ đến, chính những viên thuốc được sử dụng để điều trị bệnh hoặc cải thiện tình trạng mất ngủ lại có thể gây ra tác dụng phụ và vô tình trở thành nguyên nhân mất ngủ về đêm.
Dù được dùng với mục đích nào, khi cơ thể lạm dụng thuốc thời gian dài và thiếu kiểm soát có thể gặp những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng ngược lại hệ thần kinh và gây ra nhiều hệ lụy như:
- Lờn thuốc: Khi sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài, cơ thể sẽ dần hình thành thói quen dùng thuốc, lâu dần khiến hiệu quả của thuốc giảm sút. Để đạt được hiệu quả như trước, người dùng buộc phải tăng liều lượng, dẫn đến nguy cơ cao bị ngộ độc thuốc.
- Rối loạn hệ thần kinh: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến mất ngủ, lo âu, bồn chồn, thậm chí ảo giác, mộng du
- Tăng nguy cơ co giật, hôn mê: Việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến những phản ứng nguy hiểm không lường trước như co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
Cách trị mất ngủ ban đêm
Mỗi cơ thể có những nguyên nhân và biểu hiện mất ngủ khác nhau, do đó, việc áp dụng một phương pháp chung cho tất cả các trường hợp là điều không hiệu quả. Hiểu được điều này, European Wellness đã và đang áp dụng phương pháp điều hòa giấc ngủ theo mô hình cá nhân hóa, mang đến giải pháp điều trị chuyên sâu cho từng cá nhân.
Phác đồ trị mất ngủ ban đêm sẽ được đội ngũ bác sĩ thiết lập sau khi thăm khám và lắng nghe những trăn trở của người bệnh. Kết hợp với phân tích các dữ liệu tầm soát, và tình trạng tổn thương của hệ thần kinh qua trang thiết bị y sinh, để xác định được nguyên nhân gốc rễ gây mất ngủ.
Các giải pháp can thiệp hướng đến việc giải tỏa căng thẳng của các tế bào thần kinh, phục hồi thể trạng sức khỏe của cơ thể, tái lập lại nhịp sinh học của cơ thể. Phương pháp cải thiện mất ngủ tại European Wellness là sự kết hợp khoa học giữa các trang thiết bị điều chỉnh giấc ngủ sinh học, cùng liệu pháp truyền vi chất qua đường tĩnh mạch mang lại hiệu quả rõ rệt trong liệu trình đầu tiên như:
- Thuyên giảm các cơn đau cấp tính
- Cải thiện tình trạng ngon chập chờn, ngủ giật mình, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng
- Tăng cường trí nhớ và nâng cao khả năng tập trung
- Thúc đẩy tuần hoàn máu não, cung cấp đủ oxy cho não bộ hoạt động
- Thư giãn tinh thần, giải tỏa khỏi căng thẳng, mệt mỏi
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý có liên quan đến thần kinh
Phương pháp trị mất ngủ ban đêm tại European Wellness được nghiên cứu và thực nghiệm bởi các chuyên gia hàng đầu tại châu Âu, mang đến hiệu quả điều trị tối ưu, an toàn mà không cần can thiệp thuốc. Từ đó, phục hồi thể trạng của cơ thể tốt hơn sau thời gian dài là nạn nhân của mất ngủ, nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là hiệu suất học tập và công việc.
Bài viết đã điểm qua những nguyên nhân mất ngủ về đêm phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Vậy bạn đã xác định được bản thân mình thuộc nguyên nhân nào trong số đó chưa? Để biết chính xác về tình trạng và mức độ nghiêm trọng của mất ngủ, hãy liên hệ European Wellness để giải đáp chi tiết và kịp thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhé.