Tầm soát đột quỵ là gì? Tại sao cần tầm soát đột quỵ từ sớm?
Tầm soát đột quỵ là khái niệm khá quen thuộc thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc này. Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ trong tương lai cũng như hạn chế được tối đa những di chứng do đột quỵ để lại, phương pháp tầm soát đột quỵ đã ra đời. Cùng European Wellness tìm hiểu chi tiết về biện pháp bảo vệ sức khỏe này nhé.
Xem thêm các bài viết về tầm soát đột quỵ:
Đột quỵ là gì
Đột quỵ xảy ra khi lượng máu vận chuyển tới não bộ bị gián đoạn, tắc nghẽn hoặc không đủ cung cấp cho não bộ. Điều này khiến tế bào não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, dẫn đến tế bào não bị tổn thương và gây chết các tế bào não một cách vô cùng nhanh chóng.
Thông thường có 2 nhóm nguyên nhân chính gây đột quỵ đó là thiếu máu cục bộ (hay tắc nghẽn mạch mãu não) và xuất huyết não (do vỡ mạch máu não gây chảy máu tràn ra các vùng xung quanh).
Tầm quan trọng của tầm soát đột quỵ
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Mỗi năm có khoảng 16 triệu ca đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra, khiến gần 6 triệu người tử vong trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ với những biểu hiện từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 14% trường hợp được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian vàng. Việc can thiệp càng sớm, càng giúp nâng cao cơ hội sống sót cho người bệnh.
Đột quỵ xảy ra rất nhanh, mỗi một phút, người bệnh có thể mất đi hơn 2 triệu tế bào não. Chỉ trong vòng vài ba phút nhưng có thể khiến người bệnh mất nhận thức, liệt mặt và thậm chí dẫn tới tử vong nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời.
Kể cả sau khi vượt qua được cơn đột quỵ và tránh được nguy cơ tử vong đi chăng nữa, những người bệnh sau đột quỵ sẽ phải đối mặt với loạt di chứng nặng nề kéo dài thậm chí suốt đời. Mỗi một bệnh nhân đột quỵ, gia đình sẽ mất đi một trụ cột lao động. Có những người phải gánh chịu sự tàn tật, suy giảm trí nhớ, mất hoặc giảm khả năng vận động, liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ… Nghiêm trọng hơn là sống thực vật suốt đời, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bởi vậy việc tầm soát đột quỵ ngay từ sớm, đặc biệt là với những đối tượng có nguy cơ cao đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tầm soát càng sớm, càng giúp chúng ta nhận ra được tình hình sức khỏe, đặc biệt là xác định được yếu tố nguy cơ để từ đó cải thiện chúng, hạn chế khả năng đột quỵ xảy ra trong tương lai.
Cùng với tỷ lệ đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa như hiện nay, việc tầm soát đột quỵ cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giúp kiểm soát nguyên nhân thứ phát, phát hiện sớm sự bất thường trong cơ thể cũng như yếu tố nguy cơ từ bệnh mạn tính. Từ đó giảm thiểu những tác động có hại, ngăn chặn biến chứng có thể gây nên đột quỵ, hạn chế di chứng nặng nề ở người bị đột quỵ.
Vì tính chất nguy hiểm của đột quỵ, nên nếu thấy những triệu chứng khởi phát, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu kịp thời, tránh cái chết bất ngờ cũng như hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Những ai nên tầm soát đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên có một vài đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Những đối tượng sau nên đặc biệt lưu ý:
- Người trên 40 tuổi, người có bệnh lý nền
- Trong gia đình có người đã từng bị đột quỵ
- Bản thân có tiền sử đột quỵ
- Bị đái tháo đường, cao huyết áp, thừa cân, béo phì, mỡ máu cao
- Bị bệnh tim mạch như phình mạch não, van tim, suy tim, hẹp động mạch cảnh…
- Hay hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích, ít vận động
Nếu thuộc một trong các đối tượng kể trên, bạn nên sớm đi tầm soát đột quỵ để được các chuyên gia đánh giá và có biện pháp phòng ngừa, cải thiện các yếu tố nguy cơ càng sớm càng tốt.
Chương trình Tầm soát đột quỵ chuyên sâu tại EWH
Vì mục tiêu ngăn chặn đột quỵ và các biến chứng do đột quỵ, European Wellness đã phối hợp cùng các chuyên gia hàng đầu châu Âu để xây dựng nên phác đồ tầm soát đột quỵ chuyên sâu gồm 4 bước với 32 hạng mục:
Bước 1 – Thăm khám tổng quát
Bao gồm tìm hiểu tiền sử bệnh lý, lối sống, chế độ ăn uống cùng các vấn đề sức khỏe đang mắc phải. Sau đó là khám nội tổng quát, đo nhịp tim, huyết áp, BMI để đánh giá sơ bộ về nguy cơ thừa cân, béo phì, cao huyết áp hay bất thường nào không.
Bước 2 – Xét nghiệm các hạng mục chuyên sâu
Tiến hành loạt xét nghiệm chuyên sâu như: Công thức máu; chỉ số đường huyết; chức năng gan, thận, tim mạch, tuyến giáp; đo chỉ số cholesterol toàn phần, kiểm tra độc tố… Nhờ những xét nghiệm này mà xác định được những bất thường trong máu hoặc cơ quan, chẩn đoán ban đầu về sức khỏe tổng thể và nguy cơ đột quỵ.
Bước 3 – Chẩn đoán hình ảnh
Nhờ những thiết bị hiện đại như chụp MRI não bộ, điện tim đồ, siêu âm Doppler tim và mạch máu, siêu âm tuyến giáp, siêu âm động mạch cảnh và đốt sống, chụp X-quang… Giúp đánh giá chính xác hơn dựa trên hình ảnh chi tiết và rõ nét. Từ đó phát hiện những bất thường và nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.
Bước 4 – Chẩn đoán chuyên sâu
Là thế mạnh riêng có của European Wellness và được kế thừa từ thành tựu của y khoa châu Âu. Các bước chẩn đoán chuyên sâu sử dụng hệ thống tân tiến và sẽ được các bác sĩ đầu ngành trực tiếp thực hiện:
- Soi máu sống cấp độ tế bào Darkfield: Với tỷ lệ chính xác tới 99%, nhanh chóng phát hiện hơn 50 bệnh lý trước 5 năm chỉ với 1 giọt máu mao mạch.
- Quét tần số sinh học Bio Med Scan: Đo mức độ tổn thương của tế bào một cách chính xác, từ đó đánh giá chức năng hệ thống thần kinh, đánh giá mức độ lão hóa của cơ thể.
Tất cả các hạng mục đều được bác sĩ đầu ngành trực tiếp thực hiện và giám sát. Đảm bảo đúng tiêu chuẩn châu âu với những công nghệ hiện đại bậc nhất. Giúp khách hàng phân tích rõ tình trạng sức khỏe, đánh giá nguy cơ và đưa ra phương án cải thiện hữu hiệu nhất. Từ đó giảm thiểu nguy cơ đột quỵ cùng biến chứng, đem đến sự an tâm dành cho khách hàng.
80% đột quỵ có thể phòng tránh được nếu sớm thực hiện tầm soát đột quỵ và có biện pháp can thiệp từ sớm. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên thực hiện tầm soát 1-2 lần mỗi năm để đảm bảo sức khỏe cũng như an tâm hơn về sức khỏe bản thân cùng gia đình.