Liệu hoa đậu biếc có thực sự là thần dược không?
Thời gian gần đây, cộng đồng rộ lên trào lưu sử dụng hoa đậu biếc pha trà và nấu nướng. Với màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon, hoa đậu biếc được nhiều người yêu thích và tin tưởng về những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, liệu hoa đậu biếc có thực sự là một thần dược hay không? Hãy cùng European Wellness theo dõi nội dung sau.
Tìm hiểu về loài cây hoa đậu biếc
Cây hoa đậu biếc (hay còn gọi là đậu hoa tím, bông biếc) có tên khoa học là Clitoria ternatea, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cây hoa đậu biếc là cây thân thảo, sống lâu năm, có thể leo cao đến 10m. Thân cây mềm, màu xanh lục, có lông tơ. Lá mọc kép, hình bầu dục, mép lá có răng cưa, cuống lá dài. Hoa đậu biếc mọc thành chùm ở nách lá, có màu xanh tím hoặc xanh lam đậm. Quả đậu biếc hình bầu dục, dài khoảng 5-10cm, khi chín có màu vàng nâu.
Hoạt chất trong hoa đậu biếc
Theo nghiên cứu, hoa đậu biếc chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
- Anthocyanin: Đây là hoạt chất thú vị, có khả năng thay đổi màu sắc dưới tác dụng của pH. Ở môi trường trung tính hoặc kiềm, anthocyanin có màu xanh hoặc xanh lam. Ở môi trường axit, anthocyanin có màu đỏ hoặc tím. Do đó, khi cho chanh vào trà hoa đậu biếc, chúng ta thấy hiện tượng chuyển màu từ xanh sang tím.
Anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do.
- Flavonoid: Flavonoid cũng là một nhóm chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, chống ung thư.
- Proanthocyanidin: Proanthocyanidin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
- Caffeic acid: Caffeic acid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
- Quercetin: Quercetin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, hoa đậu biếc còn chứa ít các hoạt chất như: Kaemphferone, catechin, alkaloid, acetycholine,…
Với nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, hoa đậu biếc được mọi người truyền tai pha trà, nấu ăn để cải thiện sức khỏe hằng ngày. Ngoài ra, chúng là một trong những thành phần phổ biến trong các bài thuốc Đông y và Tây y giúp kiểm soát mồ hôi, lợi tiểu, thanh lọc thải độc, cải thiện sắc tố da.
10 công dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
Công dụng của hoa đậu biếc trong làm đẹp
Hoa đậu biếc giúp kích thích sản sinh elastin và collagen duy trì sự trẻ trung từ bên trong, duy trì độ đàn hồi của da. Thành phần của hoa đậu biếc có chứa chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm thâm mụn hiệu quả và tăng cường độ ẩm cho da.
Bên cạnh đó, hoa đậu biếc còn hỗ trợ tăng lưu lượng máu ở da đầu, củng cố lại nang tóc, nhờ đó chúng được ứng dụng nhiều trong khắc phục tình trạng tóc bạc và hói đầu sớm.
Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào
Trong hoa đậu biếc chứa thành phần chống lão hóa tiêu biểu là anthocyanin và nhiều chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại do các gốc tự do gây ra, ngăn chặn tình trạng lão hóa sớm.
Giảm đau và hạ sốt
Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất trà hoa đậu biếc có công dụng giảm đau, hạ sốt tương tự như paracetamol.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, sử dụng hoa đậu biếc với liều lượng 200 – 400mg/1kg thể trọng có thể giảm dần nhiệt độ về mức an toàn trong vòng 5 giờ.
Trà hoa đậu biếc hỗ trợ hạ sốt bằng cách giãn các mạch máu dưới da, từ đó giúp thúc đẩy tăng lưu lượng máu và hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng.
Giảm căng thẳng
Hoạt chất anthocyanin trong hoa hoa đậu biếc tác dụng thư giãn hệ thần kinh và cải thiện tâm trạng. Nhờ đó, trà hoa đậu biếc có thể giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn, đồng thời hỗ trợ điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu.
Kiểm soát đường huyết trong máu
Để có thể kiểm soát lượng đường trong máu, tuyến tụy cần tiết ra insulin để mã hóa đường (glucose) trong cơ thể. Hoa đậu biếc chứa các hoạt chất có thể giúp tăng cường sản xuất insulin và giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy chất flavonoid trong hoa đậu biếc có thể giúp giảm hấp thu glucose ở đường tiêu hóa, từ đó hạn chế đường huyết tăng cao sau khi ăn.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hoa đậu biếc giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như; huyết áp cao, xơ vữa động mạch, huyết khối.
Giảm cân
Trà hoa đậu biếc có chứa Catechin Epigallocatechin Gallate (EGCG) – thành phần thường thấy trong các loại trà hỗ trợ giảm cân trên thị trường. Khi sử dụng hoa đậu biếc, chúng sẽ hỗ trợ đốt cháy nhiều calo hơn, tiêu hao mỡ thừa giúp giảm cân hiệu quả,
Cải thiện sức khỏe não bộ
Hoa đậu biếc chứa các hoạt chất có tác dụng tăng cường lưu thông máu lên não, giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Các hoạt chất này cũng có thể giúp tăng cường sản xuất acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho trí nhớ và khả năng học tập. Hoa đậu biếc còn hỗ trợ ngăn chặn gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson,…
Phòng chống ung thư
Hoa đậu biếc có chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm anthocyanin, flavonoid, và polyphenol. Các hoạt chất này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư.
Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chống ung thư của hoa đậu biếc. Một nghiên cứu ở ống nghiệm cho thấy rằng chiết xuất hoa đậu biếc có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú, ung thư đại trực tràng, và ung thư phổi.
Đối tượng nên hạn chế dùng hoa đậu biếc
Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp
Với tác dụng kiểm soát đường huyết, hoa đậu biếc không được khuyến khích sử dụng đối với người có huyết áp thấp, đường huyết thấp. Nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng có thể dẫn đến một số biểu hiện như choáng váng, chóng mặt và buồn nôn.
Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai
Mặc dù anthocyanin có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng đồng thời chất này có thể gây co thắt tử cung dẫn đến chảy máu nhiều hơn trong kinh nguyệt. Hơn thế nữa, đối với phụ nữ đang mang thai, anthocyanin có thể gây sẩy thai hoặc sinh non.
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Một lần nữa hoạt chất anthocyanin được liệt vào danh sách cần tránh sử dụng đối với người đang dùng thuốc chống đông máu. Anthocyanin trong hoa đậu biếc có thể làm ngưng kết tiểu cầu, từ đó khiến máu khó đông hơn.
Lưu ý cần nhớ khi dùng trà hoa đậu biếc
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng mang lại hiệu quả khi sử dụng đúng liều đúng lượng, nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng ngược. Hoa đậu biếc cũng vậy, chỉ có tác dụng cải thiện sức khỏe từ bên trong chứ khô có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh như những lời đồn thổi. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng trà hoa đậu biếc:
- Liều lượng: Theo khuyến cáo từ chuyên gia, một người khỏe mạnh chỉ nên uống khỏe 1 – 2 ly trà hoa đậu biếc mỗi ngày. Một lần pha sẽ sử dụng khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2gram hoa khô).
- Thời gian bảo quản: Trà hoa đậu biếc sau khi pha nên sử dụng ngay trong ngày. Không nên để qua đêm sẽ xuất hiện nhiều hoạt chất không tốt ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Nhiệt độ pha trà: Để pha trà hoa đậu biếc ngon và giữ được nhiều chất dinh dưỡng, bạn nên sử dụng nước sôi già (khoảng 75 – 90 độ C) để pha trà. Sau đó, hãm trà trong khoảng 5-10 phút là có thể thưởng thức.
Hy vọng nội dung sau sẽ giúp bạn yên tâm thưởng thức một ly trà hoa đậu biếc thật thơm ngon với liều lượng khoa học. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe khác, hãy liên hệ European Wellness qua Hotline (028) 62 92 8888 hoặc (+84) 911 999 929. để được tư vấn chi tiết cùng đội ngũ chuyên gia.