Bệnh mất ngủ ở phụ nữ: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị
Giữa nhịp sống bận rộn ngày nay, mất ngủ trở thành “nỗi ám ảnh” dai dẳng của phái nữ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ ở phụ nữ: nguyên nhân, tác hại và cách điều trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết này sẽ góp phần xoa dịu những trăn trở, mang đến giải pháp cho “cơn ác mộng” bệnh mất ngủ ở phụ nữ, giúp phụ nữ lấy lại giấc ngủ ngon và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
Vì sao bệnh mất ngủ ở phụ nữ ngày càng tăng?
Theo thống kê của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia năm 2023, khoảng 30% người trưởng thành Việt Nam đang phải đối mặt với chứng mất ngủ, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn gấp 2 lần nam giới. Con số này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tác động nghiêm trọng của mất ngủ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phái nữ.
Bên cạnh đó, thế giới ngày nay ngày càng phát triển, phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế trong xã hội, đồng nghĩa với việc gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trên vai. Áp lực từ công việc, gia đình, con cái khiến họ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu bệnh mất ngủ ở phụ nữ: nguyên nhân, tác hại và cách điều trị
Nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ
Thật tế, có rất nhiều nguyên nhân gây chứng mất ngủ ở phụ nữ, từ nguyên nhân chủ quan cho đến nguyên nhân khách quan. Sau đây là một số nguyên nhân khá phổ biến:
Do thay đổi nội tiết tố
- Đến chu kỳ kinh nguyệt: Nồng độ progesterone giảm trước và trong kỳ kinh nguyệt gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ ở nhiều phụ nữ. Theo nghiên cứu, khoảng 23% phụ nữ gặp rối loạn giấc ngủ trước kỳ kinh và 30% trong kỳ kinh.
- Mang thai: Nồng độ hormone thay đổi liên tục 3 tháng đầu thai khiến phụ nữ buồn ngủ hơn. Tuy nhiên, 3 tháng cuối thai, progesterone và estrogen ổn định trở lại nhưng cơ thể mẹ bầu có nhiều xáo trộn, dẫn đến khó ngủ do tiểu đêm, thay đổi nhiệt độ cơ thể, khó tìm tư thế thoải mái hoặc hội chứng chân không yên.
- Tiền mãn kinh, mãn kinh: Nồng độ estrogen sụt giảm khiến phụ nữ thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc nửa đêm. Do thời gian hạ nhiệt cơ thể tập trung về gần sáng khiến ngủ muộn, mức độ giảm nhiệt cũng không sâu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Do căng thẳng, trầm cảm
Căng thẳng, áp lực là lối đi gần nhất dẫn đến mất ngủ. Khi đối mặt với căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone cortisol, đẩy nhịp tim, huyết áp tăng cao, khiến cơ bắp căng cứng, khó thư giãn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên thức giấc giữa đêm.
Sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu khoa học
- Ngủ trưa quá lâu có thể khiến khó ngủ vào ban đêm.
- Sử dụng rượu, bia, cà phê hoặc các chất kích thích không kiểm soát.
- Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, xào, chiên hoặc các món khó tiêu hóa cũng có thể tạo áp lực cho dạ dày và khiến khó ngủ vào ban đêm.
Do ảnh hưởng của bệnh lý
- Phái nữ mắc các bệnh lý tiết niệu: Són tiểu, mất kiểm soát bàng quang, hội chứng buồng trứng đa nang, đau cơ xơ hóa,…khiến phụ nữ khó ngủ, mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần do triệu chứng bệnh tái phát.
- Bệnh lý về giấc ngủ: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, Parasomnias (mộng du, ác mộng, hoảng sợ trong giấc ngủ),…cũng gây mất ngủ.
Mối nguy hại từ mất ngủ dài ngày
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và nhan sắc của phái nữ. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ thời gian dài sẽ âm thầm gieo rắc nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến nhan sắc và sức khỏe của phụ nữ:
- Da bị nám, nhăn nheo, khô sạm: Khi thiếu ngủ, cơ thể tăng tiết hormone cortisol, giảm tổng hợp collagen, khiến da mất đi độ đàn hồi, trở nên khô sạm, nhăn nheo và xuất hiện nám. Mắt thâm quầng, thiếu sức sống là biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng thiếu ngủ.
- Tăng cân mất kiểm soát: Mất ngủ khiến cơ thể tăng tiết hormone ghrelin kích thích cảm giác thèm ăn, đồng thời rối loạn hoạt động hormone đốt cháy calo, dẫn đến tăng cân mất kiểm soát.
- Rụng tóc nghiêm trọng: Ban đêm là lúc cơ thể phục hồi, nuôi dưỡng tóc. Tuy nhiên, khi mất ngủ, lưu thông máu đến da đầu kém, tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất, dẫn đến rụng tóc nhiều.
- Tăng nguy cơ cao huyết áp: Mất ngủ làm tăng mức protein phản ứng C – dấu hiệu viêm liên quan đến bệnh cao huyết áp.
- Mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: Thiếu ngủ thường xuyên khiến tăng mức độ insulin và đường huyết, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
- Trầm cảm và rối loạn tâm lý: Mất ngủ khiến phụ nữ dễ cáu kỉnh, lo âu, hình thành suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.
- Teo não và suy giảm trí nhớ: Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Neuroscience ở Mỹ, mất ngủ kéo dài có thể gây tổn thương cho tế bào thần kinh, làm giảm tới 25% số lượng tế bào thần kinh.
- Bệnh tim mạch: Theo nghiên cứu, người mất ngủ thường có nồng độ cao những hormone gây stress, gây viêm, làm tiền đề cho các bệnh lý tim mạch.
Làm thế nào để tìm lại giấc ngủ ngon nhanh chóng
Đôi khi, một giấc ngủ ngon lại trở thành “món quà xa xỉ” đối với nhiều người bận rộn. Áp lực công việc, cuộc sống khiến họ khó có được giấc ngủ trọn vẹn, dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe. Để khắc phục tình trạng mất ngủ, phái nữ hãy kết hợp giữa thay đổi lối sống và phương pháp điều trị. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích mang lại kết quả nhanh chóng:
- Đồng bộ hóa nhịp sinh học: Hãy duy trì thói quen này để điều chỉnh đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tránh ngủ bù vào cuối tuần vì việc ngủ bù quá nhiều có thể khiến bạn khó ngủ vào các ngày trong tuần tiếp theo.
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, thoáng mát, tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu. Sử dụng rèm cửa che chắn ánh sáng, nút tai chống ồn nếu cần thiết.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, tivi có thể ức chế melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ. Tắt thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên: Duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, tuy nhiên, tránh tập quá gần giờ ngủ.
- Hạn chế caffeine và rượu bia: Caffeine có thể khiến bạn tỉnh táo, khó ngủ. Rượu bia tuy giúp dễ ngủ nhưng lại khiến giấc ngủ không sâu và gián đoạn.
- Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ: Nghe nhạc êm dịu, đọc sách nhẹ nhàng, tắm nước ấm,…giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Tránh ăn khuya: Ăn quá no hoặc ăn đồ khó tiêu trước khi ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ và đầy bụng.
Việc cân bằng thời gian nghỉ ngơi và công việc, cải thiện lối sống và chế độ ăn uống khoa học là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tự nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một trong số những phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ mà không cần dùng thuốc được đông đảo người dùng tin tưởng lựa chọn chính là liệu pháp Advanced Sleep. Đây là biện pháp kết hợp giữa sử dụng sóng từ trường cảm ứng để kích thích tế bào não với bổ sung các vi chất tái tạo não.
Từ đó mang đến lợi ích trong việc giảm đau, cải thiện giấc ngủ, giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn trí não, tăng cường lưu thông máu não và thiết lập lại nhịp sinh học.
Hiệu quả nổi bật của phương pháp điều hòa giấc ngủ không dùng thuốc Advanced Sleep tại European Wellness:
- Ngủ ngon 8 tiếng, không chập chờn
- Không dùng thuốc, không tác dụng phụ
- Nâng cao sức khỏe não bộ
- Cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn tinh thần
- Cải thiện tuần hoàn máu não
Giấc ngủ là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn. Ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp cơ thể tiết ra các hormone có lợi, tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và giữ gìn nhan sắc.
Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh mất ngủ ở phụ nữ: nguyên nhân, tác hại và cách điều trị. Hãy để European Wellness đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm lại giấc ngủ ngon. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm phương pháp điều trị hiệu quả!
Cùng xem thêm các bài viết liên quan đến mất ngủ:
Khắc phục tận gốc mất ngủ mãn tính | Liệu pháp ADVANCED SLEEP | Tìm lại giấc ngủ trọn vẹn cho nữ doanh nhân U50