Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần phải nhớ
Theo nghiên cứu, 80% bệnh nhân sau đột quỵ sẽ phải đối mặt với di chứng về thần kinh và vận động, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ họ phục hồi và giảm thiểu di chứng sau tai biến.
Dấu hiệu cần đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu gấp
Đột quỵ là căn bệnh “tử thần” xảy ra do gián đoạn lưu lượng máu lên não, khiến tế bào não thiếu oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tổn thương và dần chết, khiến các hệ thống cơ quan trong cơ thể nhanh chóng sụp đổ.
Các yếu tố gây đột quỵ vốn hình thành âm thầm và len lỏi bên trong cơ thể. Khi tích đủ nội lực, đột quỵ chỉ báo hiệu thoáng qua trước khi tấn công ồ ạt, khiến cơ thể mất kiểm soát, gục ngã và cận kề tử vong.
Do đó. việc nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ là “chìa khóa” giúp kịp thời ngăn chặn sự tấn công của đột quỵ lên tế bào não và tăng can thiệp giúp tăng cơ hội bảo vệ các tế bào não và bảo vệ mạng sống.
Theo y khoa, 6 ký tự BE FAST đơn giản là “cứu cánh” giúp bạn nhận biết đột quỵ kịp thời:
B – Balance: Choáng váng, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội, khó cử động hoặc đi lại
E – Eyesight: Mắt mờ, giảm hoặc mất thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.
F – Face: Méo miệng hoặc một bên mặt, mất cân đối, dễ thấy hơn khi cười hoặc nói chuyện.
A – Arms: Tay chân một bên đột nhiên tê liệt hoặc khó hoặc không thể cử động.
S – Speech: Khó phát âm thành tiếng hoặc phát âm không rõ chữ, nói ngọng, gây khó hiểu
T – Time: Gọi cấp cứu 115 ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường như trên.
Các biến chứng nguy hiểm dễ gặp sau đột quỵ
Không chỉ ảnh hưởng tức thời, sau khi thành công giành giật mạng sống với tử thần, người bệnh có thể chịu ảnh hưởng của những biến chứng dai dẳng, gây sức ép đối với sức khỏe, tinh thần và cuộc sống người bệnh. Mức độ của biến chứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: thời gian can thiệp sớm, mức độ tổn thương tế bào và khả năng phục hồi của cơ thể.
Dưới đây là một số biến chứng phổ biến thường gặp sau đột quỵ.
- Yếu hoặc liệt một phần chi thể, nửa người, hoặc toàn cơ thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt.
- Liệt mặt, ảnh hưởng đến khả năng biểu cảm, cử động cơ mặt.
- Giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, tư duy.
- Trí tuệ sa sút, giảm khả năng nhận thức và xử lý thông tin.
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện, gây khó khăn trong sinh hoạt.
- Khó diễn đạt suy nghĩ bằng lời, thậm chí không nói được.
- Rối loạn thị giác, gặp tình trạng nhìn đôi, mờ mắt, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.
- Đau, tê, hoặc cảm giác nóng rát và ngứa ran. Co cứng chi hoặc thậm chí một phần cơ thể không còn cảm giác.
- Do nằm liệt lâu ngày, không vận động, dẫn đến loét ở các vị trí tỳ đè.
- Mất khả năng thực hiện các kỹ năng xã hội, các hoạt động cá nhân hàng ngày.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
Để vượt qua những di chứng sau đột quỵ, gia đình và bệnh nhân cần phối hợp nhịp nhàng theo sự hướng dẫn bác sĩ. Việc tuân thủ thực hiện các cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ sẽ góp phần vào tốc độ phục hồi và mang lại hiệu quả tốt nhất.
1. Chế độ sinh hoạt và luyện tập hợp lý:
Thay đổi tư thế thường xuyên: Với bệnh nhân nằm tại giường, cần thay đổi tư thế mỗi 2 giờ để hạn chế tình trạng lở loét.
Luyện tập vận động: Tùy theo mức độ di chứng liệt, người nhà nên phối hợp với nhân viên y tế để xây dựng kế hoạch tập vận động phù hợp, tập 2-3 lần mỗi ngày. Trong quá trình tập, cần khuyến khích người bệnh tự thực hiện các động tác cơ bản để tăng khả năng hồi phục. Lưu ý duy trì tập luyện ngay cả khi các di chứng đã cải thiện.
2. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng vào các bước chăm sóc bệnh nhân đột quỵ giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh từ bên trong.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất.
Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và hỗ trợ phục hồi chức năng.
Hạn chế thực phẩm không tốt: Tránh xa các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol, muối, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas,…
3. Chăm sóc tinh thần
Đây là bước thường bị bỏ qua khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân rơi vào trầm cảm sau đột quỵ do cảm thấy bản thân là gánh nặng của gia đình. Do đó, tâm lý tích cực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Gia đình nên tạo môi trường sống thoải mái, khích lệ và động viên người bệnh để họ cảm thấy lạc quan và có niềm tin vào bản thân.
4. Chuẩn bị giường nằm
Là yếu tố cuối cùng, nhưng chuẩn bị giường nằm là bước không kém phần quan trọng trong các lưu ý chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Giường nằm cần được chuẩn bị kỹ lưỡng đối với một số biến chứng như: liệt, loét tỳ đề,… Giường nằm cần sử dụng đệm hơi hoặc nước, có thành chắn để tránh té ngã; có các gối phụ để thay đổi tư thế nằm. Giường nên được đặt ở vị trí thoáng mát, có ánh nắng mặt trời và không bị ẩm mốc.
Trước sự tàn khốc mà đột quỵ gây ra đối sức khỏe, không chỉ tức thời mà còn biến chứng dài hạn sau đột quỵ, đã để lại những biến chứng dai dẳng, gây tổn hại nặng nề đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh và gia đình.
Vì vậy, việc chủ động tầm soát đột quỵ và can thiệp sớm góp phần quan trọng vào 80% phòng ngừa đột quỵ hiện nay.
Hiểu được điều đó, chương trình phòng ngừa đột quỵ hiệu quả 90% được European Wellness ra đời với sứ mệnh giúp bạn chủ động bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này. Chương trình bao gồm 2 phần:
1. Tầm soát đột quỵ chuyên sâu
- Kết hợp chặt chẽ các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh y khoa lâm sàng và trang thiết bị y sinh hiện đại.
- Truy lùng nguy cơ gây đột quỵ trước 5 năm, giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
2. Phương pháp ngăn ngừa đột quỵ – Plaque Therapy
- Sử dụng nguồn Polyenylphosphatidylcholine (PPC) tinh khiết cao.
- Liệu pháp tác động trực tiếp vào các mảng bám cứng đầu trong thành mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, nguyên nhân chính gây đột quỵ.
- Công thức độc quyền, đã được cấp bằng sáng chế, giúp loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn, bảo vệ và tăng cường độ dẻo dai cho thành mạch.
Bài viết đã chia sẻ những kiến thức và lưu ý quan trọng về cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho việc chăm sóc người thân yêu vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Hãy cùng chia sẻ bài viết này đến gia đình và bạn bè để nâng cao nhận thức về đột quỵ và chung tay phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.