Đề phòng những dấu hiệu tụt huyết áp và cách xử lý
Tụt huyết áp là vấn đề xảy ra đột ngột mà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Việc nhận biết các dấu hiệu tụt huyết áp sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn bệnh tật một bước đi trước và đón đầu những nguy hiểm đang kìm cập. Hãy cùng European Wellness tìm hiểu qua nội dung sau để kịp thời ứng phó.
Tụt huyết áp là gì?
Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới ngưỡng an toàn 90/60 mmHg, trong khi huyết áp người bình thường dao động trong khoảng 120/80 mmHg. Huyết áp bình thường tạo nên áp lực cần thiết để duy trì dòng chảy máu ổn định trong thành mạch oxy và dưỡng chất cho toàn bộ cơ thể. Nhưng khi dòng chảy này bị gián đoạn, các cơ quan sẽ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Trong trường hợp người khỏe mạnh bị tụt huyết áp mà không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào thì tình trạng vẫn ở mức an toàn và gần như không cần can thiệp điều trị. Nhưng người bệnh vẫn được theo dõi sát sao để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Trong trường hợp người bệnh tụt huyết áp kèm những dấu hiệu thì đây là tình trạng đáng báo động. Nếu không được phát hiện, can thiệp đúng và kịp thời, những dấu hiệu này có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như suy đa cơ quan, tim mạch, thậm chí là tử vong.
Một hệ lụy khác từ việc tụt huyết áp là bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm do té ngã, rung nhĩ, sốc… điều này có thể gây chấn thương, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Dấu hiệu tụt huyết áp
Cơ thể thường báo hiệu bằng những dấu hiệu tụt huyết áp đặc trưng như:
- Hoa mắt, chóng mặt, tầm nhìn mờ dần như một lớp sương bao phủ
- Cảm giác lâng lâng, bồn chồn, khó tập trung.
- Cơ thể bất ngờ mất đi ý thức, ngất xỉu
- Cảm giác buồn nôn, nôn
Khi tình trạng tụt huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu tụt huyết áp báo động nguy hiểm, gọi là tình trạng sốc, bao gồm:
- Người bệnh trở nên lơ mơ, không phản ứng với những gì xung quanh
- Cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân
- Da trở nên lạnh, tái nhợt, thậm chí có màu xanh tím
- Mạch đập yếu, nhanh, không đều
- Nhịp thở gấp, nông, khó thở
Nguyên nhân gây tụt huyết áp
Giới y khoa chỉ ra nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt huyết áp. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tụt huyết áp
- Không bơm đủ máu lưu thông trong động mạch
- Tim hoạt động không đủ sức bơm máu đi nuôi cơ thể
- Các dây thần kinh trong cơ thể kiểm soát mạch máu kém
- Gặp các vấn đề rối loạn nội tiết tố, có thể do tuyến giáp kém hoạt động, suy giáp,…
- Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu và thuốc giãn mạch, có thể gây tụt huyết áp như một tác dụng phụ không mong muốn
- Hệ lụy của một số bệnh lý như: tiểu đường, trầm cảm, Parkinson,…
Cần làm gì khi bị tụt huyết áp
Khi xuất hiện những dấu hiệu tụt huyết áp, việc sơ cứu nhanh chóng và đúng cách có thể giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm, thậm chí cứu sống họ.
Những việc cần làm khi bị tụt huyết áp
- Giữ bình tĩnh và gọi cấp cứu: Thông báo cho người thân hoặc gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu 115.
- Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái: Nhẹ nhàng đặt người bệnh nằm xuống, kê cao chân để tăng lượng máu về tim.
- Bù nước và điện giải: cho người bệnh bổ sung nước điện giải, sữa tươi, trà đường hoặc nước lọc để tăng thể tích tuần hoàn.
- Cung cấp năng lượng: Cho người bệnh ăn một miếng socola nhỏ để cung cấp năng lượng nhanh chóng.
- Tránh vận động mạnh: Khi người bệnh đã ổn hơn, tránh để họ vận động mạnh ngay lập tức.
- Theo dõi sát sao: Tiếp tục theo dõi tình trạng của người bệnh cho đến khi có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Những việc cần làm sau khi tụt huyết áp
Bên cạnh việc tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ như lịch tái khám và sử dụng thuốc đúng liều lượng thì người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh để phù hợp với thể trạng:
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích và uống đủ nước cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít
- Bổ sung thêm thực phẩm có màu đậm như: thịt bò, hải sản, các loại đậu,…
- Ăn uống đúng giờ giấc, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
- Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, không nên đứng hoặc ngồi một mình trong tư thế quá lâu
- Luyện tập thể thao cường độ nhẹ, luôn ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng tinh thần
Ngăn ngừa tụt huyết áp bằng phương pháp chuyên sâu
Nhằm chủ động ngăn chặn những dấu hiệu tụt huyết áp, y học hiện đại phát triển đã mở ra nhiều phương pháp giúp tăng cường sức khỏe hệ tuần hoàn từ bên trong như:
Liệu pháp oxy cao áp:
Là phương pháp cung cấp một lượng lớn oxy tinh khiết cho cơ thể, giúp cải thiện quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào, đặc biệt là các tế bào máu.
Tác dụng:
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tế bào.
- Cải thiện chức năng tim mạch, giúp điều hòa huyết áp.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Plaque Therapy:
là phương pháp đưa trực tiếp chất Polyenylphosphatidylcholine (PPC) vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch. Là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào, PPC giúp bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào, đồng thời có thể làm sạch mảng bám trong lòng mạch.
Tác dụng:
- Làm sạch và làm mềm các mảng bám xơ vữa động mạch.
- Tăng cường độ đàn hồi của mạch máu.
- Cải thiện lưu thông máu, giúp điều hòa huyết áp.
Lọc máu ozone:
là phương pháp dẫn máu qua thiết bị chuyên dụng để tiếp xúc với hỗn hợp khí oxy-ozone, giúp làm sạch máu và tăng cường hệ miễn dịch.
Tác dụng:
- Kháng khuẩn, kháng viêm, củng cố hệ miễn dịch.
- Tăng cường quá trình lưu thông máu, giúp ổn định huyết áp.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến mạch máu như xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
Các phương pháp điều trị trên chỉ nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có thể trạng sức khỏe khác nhau, do đó, khách hàng cần được tầm soát chuyên sâu để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Bài viết đã mở ra bức tranh tổng quát về tình trạng tụt huyết áp, đồng thời nhấn mạnh về tầm quan trọng của dấu hiệu tụt huyết áp trong việc nhận biết và xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe và tính mạng. Liên hệ ngay European Wellness nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường để kịp thời can thiệp điều hòa huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch.