Bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 7 triệu người trưởng thành đang mắc đái tháo đường. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu biết người tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để điều chỉnh trong chế độ ăn hàng ngày. Sau đây European Wellness sẽ giúp bạn biết được những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì hoặc nên tránh.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống là một phần vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định tới việc kiểm soát cũng như cân bằng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng những người tiểu đường bên cạnh duy trì dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất thì cần tuân thủ các nguyên tắc trong ăn uống nhằm kiểm soát lượng đường huyết của mình.
Các nguyên tắc cơ bản người bệnh cần tuân thủ bao gồm:
- Ăn đúng giờ, đúng bữa và điều độ hàng ngày.
- Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Hạn chế nạp gluxit, đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp, đóng gói sẵn.
- Nên ăn đồ luộc và hấp thay vì các món chiên, xào, hầm, nướng.
- Chia khẩu phần ăn hàng ngày và tính toán lượng tinh bột, đạm, đường, chất béo nạp vào cơ thể.
- Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn khuya vì dễ làm tăng đường huyết buổi sáng.
- Không nên thay đổi khối lượng thức ăn hàng ngày.
- Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn để thức ăn dễ dàng tiêu hóa.
- Kết hợp nghỉ ngơi điều độ, không thức đêm.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Bị tiểu đường nên ăn gì?
Sau khi phát hiện ra những biểu hiện của đái tháo đường hoặc đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn và kết hợp với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn gì sẽ bao gồm:
- Thực phẩm đường bột: Thay vì ăn cơm trắng hay các loại bún, phở hàng ngày thì người tiểu đường cần thay đổi nhóm thực phẩm đường bột bằng những loại ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, gạo còn vỏ, rau quả…
- Chất đạm: Người bị tiểu đường sẽ cần hạn chế đạm cũng như các loại mỡ từ động vật. Thay vào đó có thể thay thế bằng các loại cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc, trứng…
- Chất béo: Nên chọn chất béo không bão hòa có trong các loại dầu cá, dầu oliu, dầu từ vừng lạc, đậu nành, trái bơ…
- Rau quả: Rau xanh và trái cây cung cấp hàm lượng vitamin và chất xơ cần thiết và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nên lưu ý lựa chọn những loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, cải thìa, cải bắp, dưa leo, ớt chuông… Đối với trái cây nên chọn các loại quả ít ngọt như ổi, thanh long, cam, táo…
Bên cạnh những thực phẩm có thể ăn như hướng dẫn phía trên, người bệnh tiểu đường nên tính toán khẩu phần ăn và tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng trong bữa ăn để kiểm soát tốt hơn đường huyết của mình. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong quá trình trị bệnh tiểu đường, tỷ lệ thành phần các chất nên duy trì là:
- 50-60% năng lượng đến từ gluxit: Tức là hơn một nửa thực phẩm cung cấp năng lượng nên đến từ các nhóm thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, các loại hạt…
- 25% năng lượng đến từ chất béo (lipid): Chất béo không nên vượt quá 30% trong khẩu phần ăn và nên lựa chọn loại chất béo không bão hóa, hạn chế axit béo bão hòa để tránh tình trạng rối loạn chuyển hóa và xơ vữa động mạch.
- 15-20% năng lượng có trong chất đạm (protein): Phần ăn trong ngày nên đầy đủ chất đạm từ động vật và đạm thực vật.
Người tiểu đường nên tránh các thực phẩm nào?
Ngoài việc tiểu đường nên ăn gì thì người bệnh đái tháo đường còn rất cần lưu ý tránh những loại thực phẩm không có lợi cho tình trạng bệnh như:
- Tinh bột nhanh: Như cơm trắng, bánh mì, bánh ngọt, bún, miến, bột sắn dây… vì đây là những loại tinh bột hấp thu nhanh có chỉ số đường huyết (GI) cao hơn, có thể làm cho đường huyết tăng vọt lên nhanh chóng.
- Chất béo bão hòa: Như mỡ heo, nội tạng động vật, da gà, da vịt, óc heo, mỡ bò… và những thực phẩm chứa nhiều cholesterol vì chúng có thể làm tăng cholesterol máu, gây nên tình trạng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác gây bất lợi cho người tiểu đường.
- Trái cây sấy khô: Những trái cây đã sấy khô thường không chứa nước và có hàm lượng đường cao, khiến đường huyết dễ tăng cao và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
- Nước ép trái cây: Mặc dù nước ép trái cây có chứa nhiều nước nhưng đã bị loại bỏ đi các chất xơ quan trọng. Do đó uống nước ép không khác gì nước đường và dễ khiến cho đường huyết tăng lên, thậm chí gây tăng cân nếu uống thường xuyên.
Tiểu đường là một trong những bệnh lý phổ biến trong xã hội, tuy nhiên nếu có chế độ ăn hợp lý cũng như tuân thủ các nguyên tắc trong điều trị thì người bệnh vẫn có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết hay tiêm insulin dễ khiến người bệnh phụ thuộc thuốc thì đã có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả ra đời mà không cần phụ thuộc thuốc. Trong đó, liệu pháp tế bào gốc tại European Wellness được đánh giá là khá khả quan và có hiệu quả tích cực, giúp người bệnh giảm phụ thuộc insulin.
Chưa kể, liệu pháp này được đánh giá cao là ở khả năng xử lý từ nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường bằng cách tái tạo ra tế bào tuyến tụy mới, một điều mà rất ít phương pháp thông thường nào làm được. Ngoài ra, liệu pháp tế bào gốc còn có thể hỗ trợ cải thiện những biến chứng do đái tháo đường gây ra, đặc biệt là biến chứng bàn chân loét, ngăn chặn nhiễm tùng và khắc phục các biến chứng.
Nhờ ứng dụng thành tựu từ y học tái sinh, European Wellness mang đến giải pháp giúp cho hàng ngàn bệnh nhân thành công thoát khỏi bệnh tiểu đường. Đồng thời giúp người bệnh không cần phụ thuộc vào insulin, giảm thiểu tối đa nguy cơ phải cắt bỏ chi do vết loét ở bệnh nhân tiểu đường.
Trên đây là những thông tin giúp bạn biết người tiểu đường nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm nào. Hy vọng qua đây sẽ giúp ích cho quá trình cải thiện đường huyết của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về tiểu đường hay các vấn đề sức khỏe, vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn nhanh chóng nhất.