Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật , là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu tình trạng đột quỵ hiện nay để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó nâng cao ý thức phòng tránh hiệu quả.
Điều cần biết về đột quỵ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 17 triệu người mắc đột quỵ. Trong đó, khoảng 5 triệu người tử vong và 5 triệu phải gánh chịu hậu quả thương tật vĩnh viễn do đột quỵ gây nên làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho cả gia đình và cộng đồng.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị đột quỵ ngày càng gia tăng từ 200/100.00 người/năm (1990) lên đến 250/100.000 người/năm (2010). Mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm 200.000 ca mắc mới đột quỵ và 11.000 tử vong do đột quỵ.
Đột quỵ có 2 dạng là là đột quỵ thiếu máu não và xuất huyết não. Đột quỵ gây ra do tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn đột ngột, gây chết các tế bào não, mất chức năng thần kinh. Nguyên nhân phổ biến nhất là cục máu đông gây tắc nghẽn trong các động mạch cung cấp cho não.
Theo các chuyên gia đến từ European Wellness, các trường hợp đột quỵ không tìm được nguyên nhân rất ít. Ví dụ, huyết áp cao lâu năm cũng là nguy cơ tiềm tàng đột quỵ. Khi một người đến khám bệnh có huyết áp cao đến 240 mmHg nhưng vẫn không có dấu hiệu bất thường. Chính sự bình thường này khiến người bệnh mất cảnh giác và không tuân thủ điều trị.
Những người người hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường, rung nhĩ… đôi khi không quan tâm nhiều đến nguy cơ đột quỵ. Nếu những yếu tố này không được kiểm soát hữu hiệu, đột quỵ có khả năng xảy ra gần như chắc chắn ở những đối tượng này.
Đột quỵ thậm chí gây ra các khuyết tật ngắn hạn và dài hạn như tê liệt, các vấn đề về kiểm soát cử động, rối loạn cảm giác như mất khả năng xúc giác, mất kiểm soát bàng quang, các vấn đề về sử dụng hoặc hiểu ngôn ngữ, các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ. Bị đột quỵ không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng mà còn ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bản thân người bệnh và gia đình.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa một cách hiệu quả nếu kiểm soát chặt chẽ và lâu dài các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, hút thuốc lá, béo phì…
Đột quỵ cũng có những dấu hiệu dễ nhận biết, nếu phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh, đột quỵ có thể chẩn đoán được gần như 90%. Hầu hết triệu chứng khởi phát là yếu, liệt nửa người cùng bên; đột ngột méo miệng, nói không rõ, đớ. Khi thấy bản thân hoặc người thân có 3 triệu chứng này, khả năng rất cao là đã bị đột quỵ. Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, người thân không nên can thiệp bất cứ điều gì mà chỉ cần đưa họ đến bệnh viện cấp cứu.
Cơ hội phòng ngừa đột quỵ cùng chuyên gia y tế hàng đầu
Với mục đích tăng nhận thức, đem tới giải pháp phòng ngừa và đẩy lùi đột quỵ, chiến dịch “Chủ động đẩy lùi đột quỵ và giảm tỷ lệ tử vong do đột quỵ gây ra tại Việt Nam” do European Wellness phát động, đã và đang diễn ra tại các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước.
Tiếp nối thành công với hội thảo tại Cần Thơ, vào ngày 23/03/2024 sắp tới European Wellness Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức Hội thảo chuyên sâu với chủ đề “Vấn đề kiểm soát mỡ máu trong phòng ngừa đột quỵ” tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Tỉnh Bình Dương.
Thầy Thuốc Ưu Tú – Tiến Sĩ – Bác sĩ Vũ Đình Thắng, Giảng viên Đại học Y Dược TpHCM và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ là diễn giả chính tại chương trình. Bác sĩ sẽ chia sẻ các kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe trong phòng ngừa đột quỵ và ứng dụng y học tái sinh trong việc hỗ trị điều trị bệnh. Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự tham gia của khách mời đặc biệt là
Tiến sĩ – Bác sĩ Simon Yefimov – Thành viên Ban Cố vấn y tế về Phân tử sinh học Đức – Phó chủ tịch Hội đồng chuyên môn European Wellness.
Khách mời tham dự hội thảo sẽ hội trải nghiệm các công nghệ tầm soát, chăm sóc sức khỏe chuẩn châu Âu ngay tại Việt Nam.
Chiến dịch lần này sẽ tiếp tục khẳng định cam kết của European Wellness Việt Nam trong hành trình góp phần vào sự phát triển của cộng đồng, là bước đầu quan trọng trong mục tiêu phòng ngừa đột quỵ và bảo vệ sức khỏe chủ động cho cộng đồng.