Ngải cứu: Liệu pháp dân gian cải thiện sức khỏe hiệu quả
Ngải cứu từ lâu đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống người Việt. Loại cây thân thảo này không chỉ dễ trồng mà còn sở hữu vô số công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhờ vậy, ngải cứu được ví như “vị thuốc nam” không thể thiếu trong nhiều bài thuốc dân gian và y học cổ truyền.
Tổng quan
Ngải cứu (Artemisia vulgaris) còn được gọi là rau ngải, ngải diệp, là một loại cây thân thảo lâu năm thuộc họ Cúc, có nguồn gốc từ ôn đới châu Á. Loài cây này không chỉ phổ biến trong ẩm thực mà còn được biết đến như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Đặc điểm
- Thân thảo, sống lâu năm: Ngải cứu có thể cao từ 0,4 – 1m, mọc dại hoặc được trồng trong vườn nhà.
- Lá xanh, có lông nhung: Lá ngải cứu màu xanh lục, mặt dưới phủ lớp lông nhung trắng, mọc so le.
- Mùi thơm đặc trưng: Ngải cứu có mùi thơm hăng nồng, lá có tinh dầu
- Thành phần hóa học phong phú: Tinh dầu, monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác
Tác dụng, công dụng
Ngải cứu được xem là loại thảo dược dễ kiếm và có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Dưới đây là một số tác dụng vượt trội của ngải cứu:
- Giúp cầm máu: Thành phần trong ngải cứu có tác dụng tốt giúp cầm máu, sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau. Đây được xem là bài thuốc hữu hiệu áp dụng cho những trường hợp cần sơ cứu khẩn cấp như đứt chân tay, bị rắn cắn,…
- Hỗ trợ tiêu hóa: Ngải cứu giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng.
- Điều hòa kinh nguyệt: Với tính ấm, ngài cứu hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh, đau lưng và điều hòa kinh nguyệt đối với những người có kỳ nguyệt san không đều.
- Giảm đau nhức: Nhờ tính ấm nên ngải cứu được sử dụng phổ biến trong những bài thuốc chữa cơ xương khớp. Cây có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tốt cho hệ xương khớp, tăng cường khả năng lưu thông máu, kháng viêm, giảm đau, nhất là đối với những người bị gai cột sống, thấp khớp,…
- Chữa chứng suy nhược cơ thể: Lá của cây kết hợp với tảo đỏ, hạt sen, dùng để hầm gà ác là món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị suy nhược cơ thể, chán ăn.
- Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay: Trong tinh dầu ngải cứu có thành phần kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nên được dùng làm bài thuốc hữu hiệu có tác dụng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay,…Ngải cứu tươi có thể đâm nhuyễn đắp trực tiếp lên mụn nhọt, vết mẩn ngứa giúp kháng viêm hiệu quả tốt.
- Một số tác dụng khác: Ngải cứu còn có tác dụng an thần, giảm stress, trị cảm cúm, ho, hỗ trợ điều trị bệnh gout, phong thấp, tiểu đường,…
Liều dùng
- Dùng tươi: Ăn sống, nấu canh, xào, luộc,…
- Sấy khô: Pha trà, sắc thuốc, đắp lên da.
- Liều lượng: Tùy theo mục đích sử dụng mà có liều lượng khác nhau. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng ngải cứu. Tuy nhiên. mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 5 ngọn, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần và không nên dùng ngải cứu dài ngày, quá 4 tuần
Bài thuốc có cây ngải cứu
- Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy: Giã nát lá ngải cứu, vắt lấy nước cốt. Hòa nước cốt ngải cứu vào nước tắm hoặc chườm trực tiếp lên da bị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi tình trạng da được cải thiện.
- Dưỡng da: Rửa sạch lá ngải cứu, chần qua nước sôi. Thái nhỏ lá ngải cứu, đun sôi trong 500ml nước khoảng 20 phút. Sau đó, lọc bỏ bã, để nguội và dùng nước ngải cứu như toner để dưỡng da sau khi rửa mặt.
- Trị cảm cúm: Dùng lá ngải cứu, lá khuynh diệp, vỏ bưởi đun sôi trong 2 lít nước. Sau đó, xông hơi trong 15 phút, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Trị bong gân: Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi bong gân lành hẳn, đối với:
- Lá ngải cứu khô: Tẩm lá ngải cứu khô vào rượu hoặc giấm, bó lên vùng bong gân.
- Lá ngải cứu tươi: Giã nát lá ngải cứu, đắp lên vùng bong gân.
Lưu ý, thận trọng khi dùng
Việc sử dụng ngải cứu không đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc và gây phản tác dụng. Dưới đây là một số lưu ý cần xem xét trước khi dùng ngải cứu:
- Phụ nữ mang thai, cho con bú và những người có cơ địa mẫn cảm với thảo dược: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ngải cứu.
- Không nên sử dụng quá liều
- Không dùng ngải cứu kết hợp với các loại thuốc chữa bệnh lý khác: Như chữa trầm cảm, tiểu đường, ung thư, chống đông máu, kháng khuẩn,…sẽ gây phản tác dụng.
Ngải cứu là một loại thảo dược quý với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để đảm bảo an toàn.
Tốt nhất, việc sử dụng ngải cứu hay các loại thảo dược khác để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy liên hệ ngay với European Wellness để được tư vấn, đặt lịch thăm khám và giải đáp các vấn đề về sức khỏe.